Để đánh giá khả năng thanh khoản của một công ty, các chỉ số thanh toán, đặc biệt là chỉ số khả năng thanh toán nhanh thường được nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, ngân hàng sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp có ổn định hay không?
1. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh là gì?
2. Công thức tính khả năng thanh toán nhanh
Để tính chỉ số Quick Ratio, ta có dùng công thức sau:
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền, phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn.
- Hàng tồn kho không được tính vì không thể chuyển thành tiền ngay lập tức.
- Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong 12 tháng.
Theo đó, chỉ số khả năng thanh toán nhanh còn được tính bằng:
3. Ví dụ cách tính khả năng thanh toán nhanh
Để tính khả năng thanh toán nhanh, ta thường dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.
Giả sử công ty ABC có các báo cáo tài chính như sau:
a, Bảng cân đối kế toán:
Mục | Giá trị (triệu VNĐ) |
Tài sản ngắn hạn | 1,200 |
Tiền mặt | 300 |
Khoản phải thu | 250 |
Hàng tồn kho | 150 |
Các khoản đầu tư ngắn hạn | 500 |
Tài sản dài hạn | 3,000 |
Tài sản cố định | 2,500 |
Tài sản vô hình | 500 |
Tổng tài sản | 4,200 |
Nợ ngắn hạn | 800 |
Khoản phải trả ngắn hạn | 500 |
Các khoản vay ngắn hạn | 300 |
Nợ dài hạn | 1,200 |
Các khoản vay dài hạn | 1,200 |
Vốn chủ sở hữu | 2,200 |
Vốn cổ phần | 2,000 |
Lợi nhuận chưa phân phối | 200 |
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu | 4,200 |
b, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Mục | Giá trị (triệu VNĐ) |
Doanh thu | 5,000 |
Giá vốn hàng bán | 2,000 |
Lợi nhuận gộp | 3,000 |
Chi phí bán hàng | 800 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 500 |
Lợi nhuận trước thuế | 1,700 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp | 400 |
Lợi nhuận sau thuế | 1,300 |
Dựa vào số liệu trên bảng trên, ta tính chỉ số khả năng thanh toán nhanh như sau:
4. Ý nghĩa chỉ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh là sự so sánh giữa tài sản ngắn hạn (không tính hàng tồn kho) và nợ ngắn hạn:
a, Chỉ số khả năng thanh toán nhanh = 1
Khi chỉ số khả năng thanh toán nhanh bằng 1, điều này có nghĩa là doanh nghiệp có chính xác số tài sản ngắn hạn (không tính hàng tồn kho) để trả hết nợ ngắn hạn. Tức là khi trả hết nợ ngắn hạn thì công ty không còn dư tiền.
Đây là trạng thái cân bằng nhưng không phải là tích cực với tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì nếu như có các khoản phát sinh thì doanh nghiệp sẽ không đủ để chi trả.
b, Chỉ số khả năng thanh toán nhanh > 1
Khi chỉ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 (ví dụ: 1.3, 1.5, v.v.), điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp có tài sản thanh khoản (không tính hàng tồn kho) đủ lớn để không chỉ trả hết nợ ngắn hạn mà còn có dư tiền mặt hoặc tài sản thanh khoản khác cho các mục đích khác.
Đây là trạng thái tích cực chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, an toàn. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao thì cũng cho thấy doanh nghiệp đang có nhiều tiền mặt mà không sử dụng cho các mục đích khác, doanh nghiệp chưa tận dụng tốt tài sản của mình.
c, Chỉ số khả năng thanh toán nhanh < 1
Khi chỉ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là doanh nghiệp không có đủ tài sản thanh khoản để thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn, nếu không tính hàng tồn kho. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp muốn thanh toán nợ ngắn hạn thì bắt buộc phải bán hàng tồn kho hoặc phải đi vay để trả nợ.
Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có thể gặp rủi ro tài chính trong ngắn hạn. Nếu có bất kỳ sự kiện không lường trước nào (như trì hoãn thanh toán từ khách hàng, sự giảm sút trong doanh thu), doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
5. Cách cải thiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp gặp tình trạng chỉ số khả năng thanh toán nhanh < 1, lúc này cần có các biện pháp để cải thiện nhằm tránh rủi ro tài chính. Các biện pháp này bao gồm:
- Tăng quản lý dòng tiền: Duy trì sự cân đối giữa các khoản thu và chi, đồng thời xây dựng các kế hoạch tài chính cụ thể có đủ tiền mặt khi cần thiết.
- Rút ngắn thời gian thu hồi công nợ: Đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ từ khách hàng và các khoản phải thu, tránh tồn đọng quá lâu.
- Thương lượng lại các điều khoản với nhà cung cấp: Để kéo dài thời gian thanh toán, có thêm thời gian xử lý các khoản nợ.
6. Ưu và nhược điểm chỉ số khả năng thanh toán nhanh
a, Ưu điểm:
Điểm nổi bật nhất của chỉ số khả năng thanh toán nhanh là việc loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn để chi trả cho nợ ngắn hạn. Điều này giúp phản ảnh sát hơn về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp so với chỉ số khả năng thanh toán hiện hành.
b, Nhược điểm:
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh cũng có nhiều yếu tố cần xem xét như:
- Nó không xem xét đến các yếu tố quan trọng khác như khả năng thu hồi công nợ hoặc các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài (ví dụ: thị trường, chính sách kinh tế).
- Chỉ số này không phân biệt giữa các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao (như tiền mặt) và các tài sản ngắn hạn ít thanh khoản (như khoản phải thu dài hạn).
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chu kỳ dài hoặc doanh thu không đều, chỉ số khả năng thanh toán nhanh có thể không phản ánh chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Chỉ số khả năng thanh toán nhanh không thể phản ánh những biến động tạm thời trong doanh nghiệp, như các khoản thu từ các hợp đồng lớn hay sự thay đổi đột ngột trong dòng tiền.
Kết luận:
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng quan, ta phải kết hợp chỉ số này với các chỉ số tài chính xác để thấy được tình hình thực tế của doanh nghiệp.