Quản trị Tài Chính Phân Tích Tài Chính Khả năng thanh toán lãi vay là gì? Công thức tính và...

Khả năng thanh toán lãi vay là gì? Công thức tính và ý nghĩa chi tiết

Lãi suất ngày càng có xu hướng biến động mạnh, điều này khiến việc quản trị dòng tiền và khả năng trả nợ vay quan trọng hơn trong doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng này, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay thường được sử dụng đế đánh giá mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp.

1. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay

infoKhả năng thanh toán chi phí lãi vay (tiếng Anh: Interest Coverage Ratio) là chỉ số tài chính cho biết doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để chi trả chi phí lãi vay hay không? Chỉ số này thể hiện mức độ an toàn trong việc trả lãi của doanh nghiệp đối với các khoản nợ vay.

Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi và thuế để trả cho mỗi đồng lãi vay?”

minh họa chi phí lãi vay với doanh nghiệp

Ví dụ: Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay = 4 nghĩa là mỗi 1 đồng lãi vay, doanh nghiệp có 4 đồng lợi nhuận để chi trả – cho thấy khả năng trả lãi khá an toàn.

Các tên gọi khác của chỉ số thanh toán lãi vay:

  • Hệ số khả năng trả lãi vay.
  • Tỷ số bảo toàn lãi vay.
  • Tỷ số thanh toán chi phí lãi vay.

Vai trò của chỉ số:

  • Đối với nhà đầu tư: Giúp đánh giá mức độ rủi ro khi góp vốn.
  • Đối với ngân hàng, chủ nợ: Là cơ sở quan trọng để quyết định cấp tín dụng.
  • Đối với doanh nghiệp: Là chỉ báo sớm để điều chỉnh chiến lược tài chính, hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán.

2. Công thức tính khả năng thanh toán chi phí lãi vay

Chỉ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay được tính theo công thức sau:

infoKhả năng chi phí lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) / Chi phí lãi vay

Trong đó:

  • EBIT: là lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. EBIT phản ánh năng lực tạo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  • Chi phí lãi vay: là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay (bao gồm cả vay ngắn hạn và dài hạn) trong kỳ.

Ghi chú:

EBIT thường được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tính bằng:

infoEBIT = Lợi nhuận trước thuế (PBT) + Chi phí lãi vay

3. Ví dụ thực tế

Để minh họa chi tiết, ta cùng phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Hòa Phát (Mã chứng khoán: HPG).

Trích dữ liệu báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2023 của Hòa Phát có số liệu như sau:

  • Lợi nhuận trước thuế (PBT): 3.200 tỷ đồng
  • Chi phí lãi vay: 800 tỷ đồng

Từ đó ta tính được EBIT như sau:

EBIT = PBT + Chi phí lãi vay = 3.200 + 800 = 4000 tỷ đồng.

Áp dụng công thức:

Khả năng thanh toán chi phí lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay = 4.000 / 800 = 5

Như vậy với 1 đồng lãi vay phải trả, Hòa Phát tạo ra được 5 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đây là một tỷ lệ an toàn và lành mạnh, cho thấy doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt và dư địa để mở rộng hoạt động vay vốn nếu cần.

4. Ý nghĩa của chỉ số khả năng thanh toán lãi vay

Tùy vào giá trị chỉ số khả năng thanh toán lãi vay (ICR), nhà quản lý và nhà đầu tư có thể đưa ra các nhận định khác nhau về năng lực trả nợ vay của doanh nghiệp.

Chỉ số ICR nói lên điều gì?

Chỉ số ICR Ý nghĩa
< 1 Doanh nghiệp không đủ lợi nhuận để trả lãi vay. Rủi ro mất khả năng thanh toán cao.
= 1 Doanh nghiệp vừa đủ trả lãi, không có dư địa cho các chi phí phát sinh khác.
> 1 Doanh nghiệp đủ lợi nhuận trả lãi và có dư cho các hoạt động khác.
Từ 2 – 4 Mức an toàn tương đối, có khả năng trả lãi nhưng nên thận trọng khi mở rộng vay nợ.
> 5 Doanh nghiệp tài chính vững vàng, có khả năng trả lãi tốt, ít rủi ro tín dụng.

Tùy ngành nghề mà mức ICR “tốt” sẽ khác nhau

  • Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng thường vay nhiều, nên chỉ số > 3 là ổn.
  • Doanh nghiệp dịch vụ, công nghệ có biên lợi nhuận cao, ít vay, chỉ số có thể lên tới 10-20.
  • Với doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư, chỉ số thấp một thời gian là chấp nhận được nếu có kế hoạch tài chính hợp lý.

So sánh với các chỉ số liên quan:

  • Chỉ số nợ trên tài sản: Đo tổng nợ so với tài sản → phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy.
  • EBITDA: Xét đến khả năng thanh toán cả gốc và lãi vay bằng EBITDA → dùng khi phân tích khả năng thanh toán toàn diện hơn.

5. Lưu ý khi sử dụng chỉ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay

Mặc dù chỉ số khả năng thanh toán lãi vay là công cụ tốt để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp nhưng cần phải lưu ý các điểm sau:

true
  • Vì EBIT chỉ tính đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế không bao gồm khấu hao, chi phí một lần, thay đổi trong hoạt động tài chính nên chỉ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay có thể bị “bóp méo” nếu EBIT không đúng với thực tế.
  • Nên theo dõi chỉ số khả năng thanh toán lãi vay theo thời gian để thấy được xu hướng tài chính.
  • Không sử dụng riêng chỉ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay mà cần sử kết hợp với các chỉ số khác như tỷ số D/E, EBITDA.
  • Không so sánh chỉ số khả năng thanh toán chi phí lãi vay giữa 2 công ty khác ngành vì mỗi ngành có cấu trúc vốn khác nhau.

Kết luận:

Khả năng thanh toán chi phí lãi vay là một trong nhóm chỉ số thanh toán của doanh nghiệp, giúp đánh giá mức độ an toàn tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải sử dụng chỉ số này kết hợp với nhiều chỉ số khác để có cái nhìn tổng quát và xác thực nhất của doanh nghiệp.