Khả năng thanh toán hiện hành hay Current Ratio là chỉ số tài chính quan trọng nhằm trong nhóm chỉ số thanh khoản của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn, cho biết liệu rằng doanh nghiệp có rủi ro về tính thanh khoản hay không?
1. Khả năng thanh toán hiện hành là gì?
Một doanh nghiệp có chỉ số khả năng thanh toán hiện hành thấp (<1) cho thấy rủi ro trong thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại, nếu chỉ số này quá cao thì chứng tỏ doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả các tài sản của mình.

2. Công thức tính khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ số thanh toán hiện hành được tính bằng việc so sánh tổng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Công thức tính như sau:
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là tổng giá trị các tài sản doanh nghiệp có thể đổi thành tiền mặt trong một năm bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các đầu tư ngắn hạn.
- Nợ ngắn hạn là tổng giá trị các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thanh toán trong một năm bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nghĩa vụ tài chính khác.
3. Ý nghĩa của tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ số Current Ratio thường được so sánh với 1 để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp:
- Nếu > 1: Cho thấy doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này càng cao thì cho thấy doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán tốt, nhưng ngược lại cho thấy rằng doanh nghiệp chưa tận dụng hết tài sản.
- Nếu = 1: Cho thấy doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn đúng bằng nợ ngắn hạn và không có dư thừa. Đây là tình trạng cân bằng nhưng không có không gian để xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.
- Nếu < 1: Cho thấy doanh nghiệp không có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, có thể dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản và khó khăn trong chi trả nghĩa vụ tài chính.
Như vậy, với doanh nghiệp luôn muốn hướng đến việc duy trì chỉ số khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 1 nhưng không quá cao.
4. Ví dụ minh họa cách tính chỉ số khả năng hiện hành
Giả sử công ty ABC có các số liệu tài chính như sau:
Tài sản ngắn hạn:
- Tiền mặt: 50 triệu đồng.
- Các khoản phải thu: 30 triệu đồng.
- Hàng tồn kho: 20 triệu đồng.
Nợ ngắn hạn:
- Các khoản phải trả: 40 triệu đồng.
- Vay ngắn hạn: 30 triệu đồng.
Cách tính chỉ số hiện hành cho công ty ABC như sau:
Như vậy: Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành của công ty ABC là 1.43, nghĩa là công ty có 1.43 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán 1 đồng nợ ngắn hạn.
5. Tại sao nhà đầu tư và đối tác tài chính quan tâm đến chỉ số khả năng thanh toán hiện hành?
Các nhà đầu tư và đối tác tài chính luôn muốn tìm các doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh khoản và chiến lược tài chính rõ ràng. Chỉ số thanh toán hiện hành là chỉ số cơ bản để nhà đầu tư và ngân hàng để đánh giá mức độ an toàn của doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư quan tâm đến khả năng thanh toán hiện hành vì nó cho biết doanh nghiệp có khả năng chi trả cổ tức hay không? Đảm bảo lợi nhuận và sự ổn định khi thị trường biến động không?
- Các đối tác tài chính như ngân hàng sử dụng chỉ số này để xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
6. Cách doanh nghiệp sử dụng khả năng thanh toán hiện hành để quản lý dòng tiền
Doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành như công cụ để kiểm soát và tối ưu hóa dòng tiền. Nó cho biết thực sự doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả nợ phải trả cho nhà cung cấp, lương nhân viên, thuế, và các khoản vay ngắn hạn.
Căn cứ vào giá trị của chỉ số này:
- Nếu > 1: Doanh nghiệp biết được mình có đủ khả năng chi trả nợ ngắn hạn và dư được bao nhiêu? Nếu dư nhiều thì có chiến lược sử dụng tối ưu phần tài sản dư hiệu quả hơn.
- Nếu = và < 1: Doanh nghiệp biết được mức khả năng thanh toán ngắn hạn có rủi ro và đang có vấn đề. Lúc này doanh nghiệp sẽ ra quyết định như huy động vốn thêm từ nhà đầu tư, vay thêm vốn bằng vay dài hạn,… để đảm bảo khả năng thanh toán.
7. Ưu nhược điểm của chỉ số khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành có điểm mạnh là dễ tính toán và là chỉ số phổ biến để đánh giá nhanh chóng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành không phân biệt giữa các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao (như tiền mặt) và các tài sản khó bán (như hàng tồn kho). Tỷ lệ cao có thể không luôn là dấu hiệu tốt nếu doanh nghiệp không tối ưu hóa sử dụng tài sản của mình.
Kết luận:
Để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là chỉ số tốt. Tuy nhiên, nhà quản trị và nhà đầu tư hoặc ngân hàng cần phải kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá khả năng thanh toán như:
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
- Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Có như vậy, mới có cái nhìn tổng quát và chi tiết về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.