Để xem một doanh nghiệp có tài chính mạnh hay không? Trước hết phải xem doanh nghiệp đó có đủ khả năng thanh toán hay không? Dưới đây là 6 chỉ số tài chính giúp đánh giá khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp:
1. Khả năng thanh toán là gì?
Nói cách khác, khả năng thanh toán là chỉ số phản ánh doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động hoặc dòng tiền để đáp ứng các cam kết tài chính hay không?
Khả năng thanh toán là thước đo nội tại để xác định doanh nghiệp có tài chính ổn định hay không? Từ đó xây dựng niềm tin với ngân hàng, nhà đầu tư và đối tác.
Phân biệt khả năng thanh toán dài hạn và ngắn hạn:
Loại | Ý nghĩa |
Khả năng thanh toán ngắn hạn | Đo lường khả năng chi trả các khoản nợ phải trả trong vòng 12 tháng. |
Khả năng thanh toán dài hạn | Đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ có thời hạn dài hơn 1 năm. |
Đa số các chỉ số thanh toán đều là chỉ số đo lường trong thời gian ngắn hạn.
2. Vì sao cần quan tâm đến khả năng thanh toán?
Việc theo dõi và phân tích khả năng thanh toán không chỉ là yêu cầu mang tính kế toán – kiểm toán, mà còn là một công cụ chiến lược trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Dưới đây là các lý do:
- Khả năng thanh toán giúp doanh nghiệp đảm bảo dòng tiền để thanh toán các khoản phải trả đúng hạn như: tiền lương, thuế, chi phí vận hành,…
- Tăng niềm tin với nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác để dễ dàng huy động vốn, vay vốn và đàm phán hợp đồng thương mại.
- Là chỉ báo giúp cảnh báo các vấn đề rủi ro về thanh khoản cho doanh nghiệp.
- Làm căn cứ để ra quyết định quản trị.
3. Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Dưới đây là 6 chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Chỉ số | Ý nghĩa | Công thức |
Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) | Cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả cho mỗi đồng nợ ngắn hạn. | |
Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) | Loại trừ hàng tồn kho (khó chuyển đổi nhanh thành tiền), chỉ số này phản ánh sát hơn khả năng thanh toán bằng các tài sản có tính thanh khoản cao. | |
Chỉ số thanh toán tức thời (Cash Ratio) | Đo lường khả năng thanh toán ngay lập tức bằng tiền mặt mà không cần thanh lý bất kỳ tài sản nào. | |
Tỷ lệ nợ trên dài hạn (Debt to Assets) | Phản ánh tỷ trọng tài sản được tài trợ bằng nợ. Tỷ lệ cao cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay, rủi ro tài chính cao hơn. | |
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) | Đo mức độ đòn bẩy tài chính, cho biết doanh nghiệp đang sử dụng bao nhiêu đồng nợ cho mỗi đồng vốn chủ. | |
Khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage) | Đánh giá doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để trả lãi vay hay không. Đây là chỉ số quan trọng khi doanh nghiệp có vay nợ lớn. |
4. Cách cải thiện khả năng thanh toán cho doanh nghiệp
Việc theo dõi và đánh giá chỉ số khả năng thanh toán là cần thiết nhưng quan trọng hơn là doanh nghiệp cần hành động để cải thiện nếu phát hiện các rủi ro về dòng tiền hoặc đòn bẩy tài chính.
Để cải thiện khả năng thanh toán, ta sử dụng các giải pháp sau:
- Quản lý dòng tiền chặt chẽ: lập kế hoạch dòng tiền ngắn hạn và dài hạn để chủ động, đảm bảo tiền thu về lớn hơn tiền chi ra, tối ưu lịch thanh toán để không dồn áp lực tài chính vào một thời điểm.
- Tối ưu công nợ phải trả, phải thu: Thiết lập các chính sách tín dụng khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, rút ngắn thời gian thu hồi công nợ, đàm phán nhà cung cấp để kéo dài thời gian thanh toán.
- Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả: Tránh tình trạng vốn bị đóng băng trong hàng tồn kho, các phương pháp quản lý tồn kho như FIFO, JIT, loại bỏ hàng kém chất lượng hoặc khó bán.
- Cân đối lại cơ cấu tài chính: Giảm bớt phụ thuộc vào nợ vay, tìm cách tăng vốn chủ sở hữu, chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn.
- Sử dụng các phần mềm kế toán hoặc quản trị dòng tiền để theo dõi các chỉ số tài chính nhanh chóng, chính xác.
Kết luận:
Hãy luôn nhớ rằng, doanh nghiệp không phá sản vì thua lỗ kinh doanh mà chỉ phá sản vì không có khả năng thanh toán. Do đó, việc theo dõi chỉ số khả năng thanh toán là điều rất quan trọng.
Chủ doanh nghiệp cần xem xét các chỉ số tài chính như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời,… để phát hiện sớm các vấn đề về tài chính, xây dựng uy tín với đối tác, nhà đầu tư và ngân hàng.