Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ta thường sử dụng các chỉ số tài chính gồm 4 nhóm chính gồm: chỉ số thanh khoản, chỉ số lợi nhuận, chỉ số hiệu quả và chỉ số nợ và vốn chủ sở hữu.
1. Bảng các chỉ số tài chính doanh nghiệp cơ bản
Chỉ số | Ý Nghĩa | Công thức tính |
1. Tỷ số thanh toán hiện hành | Cho biết khả năng dùng tài sản ngắn hạn chi trả cho nợ ngắn hạn. | |
2. Tỷ số thanh toán nhanh | Cho biết khả năng dùng tài sản ngắn hạn (không bao gồm hàng tồn kho) để chi trả cho nợ ngắn hạn. | |
3. Tỷ số thanh toán tiền mặt | Cho biết khả năng dùng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để chi trả cho nợ ngắn hạn. | |
4. Thu nhập trên cổ phần (EPS) | Đánh giá mức lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. | |
5. P/E | Đo lường mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận. | |
6. Tỷ suất lợi nhuận thuần | Đo lường lợi nhuận sau thuế so với doanh thu. | |
7. Tỷ suất lợi nhuận gộp | Đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động chính của doanh nghiệp. | |
8. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) | Đo lường khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. | |
9. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) | Đo lường khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu. | |
10. Giá trị sổ sách (Book Value) | Đo lường giá trị còn lại của công ty theo giá trị sổ sách. | |
11. P/B (Price to Book ratio) | So sánh giá trị thị trường với giá trị sổ sách. | |
12. Hệ số vòng quay tài sản cố định | Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định để tạo doanh thu. | |
13. Hệ số vòng quay tổng tài sản | Đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản để tạo doanh thu. | |
14. Hệ số vòng quay hàng tồn kho | Đo lường số lần hàng tồn kho được bán ra trong một kỳ. | |
15. Hệ số vòng quay các khoản phải thu | Đo lường hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng. | |
16. Hệ số vòng quay các khoản phải trả | Đo lường hiệu quả trong việc trả nợ cho nhà cung cấp. | |
17. Kỳ thu tiền bình quân | Thời gian trung bình để thu tiền từ khách hàng. | |
18. Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho | Thời gian trung bình hàng tồn kho ở trong kho. | |
19. Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu | Thời gian trung bình để thu hồi khoản nợ phải thu | |
20. Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả | Thời gian trung bình để trả nợ cho các nhà cung cấp. | |
21. Hệ số nợ | Đo lường tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. | |
22. Tỷ số khả năng trả lãi | Đo khả năng trả lãi của doanh nghiệp từ lợi nhuận. | |
23. Tỷ số khả năng trả nợ | Đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. | |
24. Tỷ suất tự tài trợ | Đo lường khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. | |
25. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ | Đo lường khả năng tự tài trợ tài sản cố định của doanh nghiệp. | |
26. Kỳ chuyển tiền mặt | Đo lường số ngày trung bình để chuyển đổi tiền mặt từ hoạt động kinh doanh. |
2. Giới thiệu về chỉ số tài chính
2.1. Chỉ số tài chính là gì?
Chỉ số tài chính là chỉ số được tính toán từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm đánh giá và phân tích tình hình tài chính, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, mức độ nợ nần hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2. Các nhóm chỉ số tài chính
Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm chính:
- Chỉ số thanh khoản như tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tiền mặt,… cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Chỉ số lợi nhuận như EPS, P/E, tỷ suất lợi nhuận thuần,…. đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong việc tạo ra lợi nhuận.
- Chỉ số hiệu quả như hệ số vòng quay tài sản cố định, hệ số vòng quay tổng tài sản,… đo lường khả năng sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu, đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực.
- Chỉ số nợ và vốn chủ sở hữu như ROE, ROA,… đánh giá mức độ nợ của doanh nghiệp và khả năng trả nợ, từ đó phản ánh sự ổn định tài chính và khả năng kiểm soát nợ của doanh nghiệp.
2.3. Lưu ý khi áp dụng các chỉ số tài chính
Khi áp dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần so sánh các chỉ số với cùng ngành: các chỉ số tài chính ở các ngành khác nhau sẽ khác nhau. Nên để đánh giá cần phải so sánh với trung bình ngành hoặc đối thủ.
- Không sử dụng chỉ số một mình: mỗi chỉ số phản ánh 1 phần bức tranh tài chính, do đó cần kết hợp nhiều chỉ số tài chính.
- Các chỉ số tài chính cần phải phân tích theo thời gian: chu kỳ hàng tháng, quý, năm để thấy sự biến động, thay đổi ra sao?
- Không bỏ qua các yếu tố bên ngoài như biến động thị trường, thay đổi trong nền kinh tế, thay đổi quy định pháp lý trong phân tích tài chính.
Kết luận:
Các chỉ số tài chính là công cụ quan trọng giúp nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để sử dụng hiệu quả, ta phải hiểu được bản chất, ý nghĩa và cách tính từng chỉ số, sự liên quan giữa các chỉ số với nhau. Từ đó mới có cái nhìn chi tiết và tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.