Để xác định hiệu quả kinh doanh, nhà quản trị thường nhìn vào các chỉ số doanh thu. Trong đó, chỉ số doanh thu thuần là chỉ số quan trọng. Vậy doanh thu thuần là gì? Công thức tính như thế nào? Vai trò của nó ra sao?
1. Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là chỉ số tài chính quan trọng nằm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
2. Công thức tính doanh thu thuần
Doanh thu thuần được tính bởi công thức sau:
Hay:
Trong đó:
- Tổng doanh thu: bằng tổng giá trị sản phẩm hàng đã bán.
- Chiết khấu hàng bán: Là các khoản giảm giá mà doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ với số lượng lớn, hay trong các chương trình khuyến mãi đặc biệt.
- Giảm giá hàng bán: Là những khoản giảm giá trực tiếp dành cho khách hàng sau khi mua sản phẩm, nhằm khuyến khích khách hàng mua thêm hoặc để duy trì mối quan hệ lâu dài.
- Hàng trả lại: Là giá trị của các sản phẩm mà khách hàng trả lại do không phù hợp, lỗi hoặc không hài lòng.
- Thuế gián thu: Là loại thuế được cộng vào giá do khách hàng chịu thuế nhưng do doanh nghiệp nộp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán hàng có tổng doanh thu 100 triệu VNĐ trong kỳ báo cáo. Với các khoản giảm trừ như sau:
- Chiết khấu thương mại: 5 triệu VNĐ
- Giảm giá hàng bán: 2 triệu VNĐ
- Hàng trả lại: 1 triệu VNĐ
Áp dụng công thức tính doanh thu thuần, ta có:
Doanh thu thuần = 100 triệu VNĐ – (5 triệu VNĐ + 2 triệu VNĐ + 1 triệu VNĐ) = 92 triệu VNĐ.
3. Ý nghĩa việc xác định doanh thu thuần
Việc xác định doanh thu thuần có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp:
- Doanh thu thuần giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng và thực tế về kết quả kinh doanh, tránh “thổi phồng” số liệu doanh thu vì đã trừ đi các khoản giảm trừ.
- Việc xác định doanh thu thuần hỗ trợ để tính lợi nhuận gộp, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá và khuyến mại.
- Xác định được doanh thu thuần cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh mức chiết khấu, giảm giá, khuyến mãi.
- Việc theo dõi doanh thu thuần cũng giúp doanh nghiệp đo lường được sự hiệu quả của các chương trình khuyến mại có làm tăng doanh thu không?
- Doanh thu thuần giúp tăng tính minh bạch về doanh thu trong báo cáo tài chính để cung cấp cái nhìn chính xác về doanh nghiệp cho đối tác, nhà đầu tư.
4. Phân biệt doanh thu thuần với các loại doanh thu khác
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có nhiều chỉ số doanh thu khác nhau ngoài chỉ số doanh thu thuần. Dưới đây là sự khác nhau của các loại doanh thu này:
Tiêu chí | Bản chất | Nguồn gốc |
Doanh thu thuần | Là doanh thu thực tế từ hoạt động chính sau khi trừ đi các khoản giảm trừ | Từ hoạt động kinh doanh chính gồm bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Lợi nhuận gộp | Là doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán | Từ sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán |
Doanh thu hoạt động tài chính | Là doanh thu từ các hoạt động không phải kinh doanh chính. | Từ các hoạt động phụ trợ như đầu tư, cho thuê tài chính. |
5. Cách tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp
Vì bản chất doanh thu thuần là phần chênh giữa tổng doanh thu và các khoản giảm trừ. Vì vậy, để tăng doanh thu thuần ta sẽ có 2 cách:
- Tăng giá trị tổng doanh thu.
- Giảm giá trị các khoản giảm trừ.
Để tăng tổng doanh thu, ta sẽ tiến hành tăng số lượng hàng bán được hoặc tăng giá trị trung bình đơn hàng của khách hàng.
Nhà quản trị có thể sử dụng các giải pháp như:
- Tăng hiệu quả chiến lược bán hàng.
- Up-selling hoặc cross-selling cho khách hàng hiện tại.
- Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết.
- Mở rộng thị trường hoặc tệp khách hàng.
Để giảm các khoản giảm trừ, ưu tiên hàng đầu sẽ là giảm tỷ lệ hàng trả lại. Ngoài ra, nhà quản trị cần quản lý chặt chẽ các chương trình khuyến mãi, chiết khấu để mang lại hiệu quả tăng trưởng doanh thu.
6. Doanh thu thuần tăng, giảm phản ánh điều gì?
Doanh thu thuần tăng hoặc giảm đều phản ánh sự biến động về doanh thu thực của doanh nghiệp. Để biết được sự phản ánh chi tiết, ta cần phải hiểu rõ được đâu là yếu tố khiến doanh thu thuần tăng hoặc giảm?
Ví dụ: nếu doanh thu thuần tăng là do tăng trưởng từ doanh số bán hàng. Vậy ta sẽ đối chiếu lại các hoạt động đã làm xem? Chẳng hạn biết được có chiến lược marketing mới và doanh thu tăng thì ta có thể biết rằng, chiến lược marketing trên là hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh thu thuần tăng là do các khoản giảm trừ, cụ thể từ số lượng hàng trả lại giảm thì đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng tốt.
Lời kết:
Như vậy, doanh thu thuần là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khi được sử dụng cùng các chỉ số lợi nhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính sẽ có cái nhìn chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!