Chi phí biên, hay chi phí phát sinh khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, là chi phí quan trọng quyết định đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao lợi nhuận. Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu chi tiết chi phí biên là gì? Công thức tính toán và vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh.
1. Chi phí biên là gì?
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất 100 sản phẩm với tổng chi phí là 10.000.000 VNĐ. Khi sản xuất thêm 1 sản phẩm nữa, tổng chi phí tăng thêm 150.000 VNĐ. Lúc này, chi phí biên cho sản phẩm thứ 101 là 150.000 VNĐ.
Phân biệt chi phí biên với các chi phí khác:
Tiêu chí | Chi phí cố định | Chi phí biến đổi |
Bản chất | Là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi (VD: tiền thuê mặt bằng,…) | Là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi (VD: Nguyên vật liệu,…) |
Mối quan hệ với chi phí biên | Không liên quan đến chi phí biên | Chi phí biến đổi theo tổng số sản phẩm, chi phí biên chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. |
2. Công thức tính chi phí biên
Trong đó:
- Δ Tổng chi phí: là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
- Δ Sản lượng: là sự thay đổi trong số lượng sản phẩm (thường là 1 đơn vị).
Ý nghĩa:
- Chi phí biên cho doanh nghiệp biết được phần chi phí tăng thêm trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm.
- Nếu chi phí biên cao hơn doanh thu biên việc sản xuất thêm sẽ gây ra thua lỗ.
- Nếu chi phí biên thấp hơn doanh thu biên thì việc sản xuất thêm vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận.
3. Ví dụ về chi phí biên
Giả sử một công ty A sản xuất giày thể thao. Công ty này có các thông tin chi phí như sau:
- Sản xuất 1000 đôi giày với tổng chi phí là 500 triệu đồng.
- Khi công ty quyết định sản xuất thêm 100 đôi giày nữa (tổng sản lượng tăng lên 1100 đôi), tổng chi phí của công ty tăng lên 510 triệu đồng.
Để tính chi phí biên cho 100 đôi giày sản xuất thêm, ta áp dụng công thức:
Chi phí biên = Δ Tổng chi phí / Δ Sản lượng = (510 triệu đồng – 500 triệu đồng) / (1100 – 1000)= 10 triệu / 100 = 100,000 VNĐ
Như vậy công ty A có chi phí biên cho mỗi đôi giày sản xuất thêm từ đôi thứ 1001 trở đi là 100,000 VNĐ.
Giả sử mỗi đôi giày bán ra với giá 200,000 VNĐ, các chi phí khác (bao gồm chi phí cố định, chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng,…) cho mỗi đôi giày là 30,000 VNĐ.
Như vậy tổng chi phí cho mỗi đôi giày bán được (đã bao gồm chi phí biên) = 100,000 VNĐ + 30,000 VNĐ = 130,000 VNĐ /1 đôi giày
Lợi nhuận biên lúc này = 200,000 – 100,000 = 100,000 VNĐ / 1 đôi giày
Lợi nhuận thực = 200,000 – 130,000 = 70,000 VNĐ / 1 đôi giày
=> Như vậy với mức chi phí biên như trên, doanh nghiệp biết rằng mình sản xuất thêm 100 đôi giày vẫn đem lại gia tăng về lợi nhuận nên có thể ra quyết định mở rộng thêm sản xuất.
4. Mối quan hệ giữa chi phí biên và chi phí trung bình
Trong quản lý quy trình sản xuất, ta cần phải nắm được cả chi phí biên và chi phí trung bình. Hai loại chi phí này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Chi phí biên thể hiện chi phí phát sinh khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí biên có thể tăng lên, giảm xuống hoặc duy trì khi sản lượng thay đổi.
- Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí sản xuất chia cho tổng số sản phẩm được sản xuất. Chi phí trung bình giảm khi sản lượng tăng (điều này xảy ra khi chi phí cố định được phân bổ cho nhiều sản phẩm hơn).
Mối quan hệ giữa chi phí biên và chi phí trung bình có thể được mô tả qua một đường cong U. Khi sản xuất tăng lên, chi phí trung bình giảm, nhưng đến một điểm nhất định, khi chi phí biên bắt đầu vượt qua chi phí trung bình, chi phí trung bình sẽ bắt đầu tăng lại.
Khi chi phí biên thấp hơn chi phí trung bình, chi phí trung bình sẽ có xu hướng giảm. Điều này xảy ra khi việc sản xuất thêm sản phẩm mới giúp phân bổ chi phí cố định vào nhiều sản phẩm hơn, làm giảm chi phí trung bình của mỗi đơn vị sản phẩm.
Khi chi phí biên vượt qua chi phí trung bình, chi phí trung bình sẽ bắt đầu tăng lên. Điều này cho thấy sản xuất thêm sản phẩm mới bắt đầu tốn kém hơn, thường là do các yếu tố như quá tải năng lực sản xuất hoặc chi phí biến đổi tăng.
5. Vai trò chi phí biên trong quản trị sản xuất
Chi phí biên cho nhà quản trị biết cách xác định liệu việc tăng sản lượng có đem lại lợi nhuận hay không? Bằng cách so sánh chi phí biên và doanh thu biên:
- Nếu chi phí biên thấp hơn doanh thu biên thì việc sản xuất có lợi.
- Nếu chi phí biên cao hơn doanh thu biên thì việc sản xuất gây lỗ.
Nhờ chi phí biên, mà nhà quản trị cũng có thể định giá sản phẩm một cách chính xác hơn. Biết cách định giá sản phẩm sao cho đảm bảo sản lượng sản xuất đem lại lợi nhuận, hoặc khi thấy chi phí biên thấp có thể quyết định giảm giá để tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
Ngoài ra, việc theo nắm bắt chi phí biên cũng giúp tối ưu hóa lợi nhuận, quản lý chi phí, ra quyết định đầu tư vào sản xuất.
Kết luận:
Chi phí biên là chi phí cực kỳ quan trọng để tiến hành tối ưu quy trình sản xuất, xác định việc có nên sản xuất thêm sản lượng sản phẩm không? Trong bài này ta đã biết được:
- Khái niệm về chi phí biên
- Cách tính toán chi phí biên với ví dụ thực tế.
- Mối quan hệ giữa chi phí biên và chi phí trung bình.
Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn, Kế Toán VN cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!