Kinh nghiệm Xuất khẩu hàng hóa và những hình thức xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa và những hình thức xuất khẩu hàng hóa

4084

Xuất khẩu hàng hóa (XKHH) đã trở thành một trong những công việc quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Trong việc XKHH, có rất nhiều phương thức xuất khẩu khác nhau để các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.

Xuất khẩu hàng hóa và những hình thức xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ

Khái niệm

Hình thức buôn bán hàng hóa giữa một doanh nghiệp tại Việt Nam cho một doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở Việt Nam không phải chuyển hàng hóa ra nước ngoài, mà sẽ chuyển đến một doanh nghiệp khác tại Việt Nam, do công ty đối tác ở nước ngoài chỉ định.

Ưu điểm của XKHH tại chỗ

  • Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa mức chi phí vận chuyển. Tiết kiệm được bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển đường xa
  • Có thể giúp tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp
  • Giảm thiểu được tối đa rủi ro trong kinh doanh

Hạn chế của XKHH tại chỗ

Thủ tục để vận chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp khá phức tạp

Điều kiện áp dụng của XKHH tại chỗ

  • Phương pháp XKHH tại chỗ phù hợp đối với những doanh nghiệp có mô hình nhỏ. Những doanh nghiệp mới thành lập và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu.
  • Chỉ áp dụng phương pháp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ khi có yêu cầu từ bên phía đối tác nước ngoài
  • Những doanh nghiệp khi kinh doanh mà muốn giảm tối đa rủi ro thì nên lựa chọn

Xuất khẩu hàng hóa trực tiếp

Khái niệm

Phương pháp xuất khẩu hàng hóa trực tiếp là xuất khẩu những hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp của mình tự sản xuất ra. Hoặc thu mua hàng hóa từ những đơn vị sản xuất đến khách hàng thông qua tổ chức của chính mình

Ưu điểm XKHH trực tiếp

  • Việc buôn bán hàng hóa sẽ được thỏa thuận và đám phán trực tiếp. Hình thức này sẽ giảm thiểu được tối đa rủi ro trong việc xuất khẩu hàng giữa các bên
  • Cả hai bên đều sẽ giảm được tối đa mức chi phí trung gian. Gián tiếp làm tăng lên mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để có thể phát huy được tính độc lập của mình
  • Các doanh nghiệp hoàn toàn nắm được thế chủ động trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty mình

Nhược điểm XKHH trực tiếp

Xuất khẩu hàng hóa và những hình thức xuất khẩu hàng hóa

  • Mức chi phí kinh doanh khá cao trong vấn đề tìm kiếm thị trường cũng như tiếp thị khách hàng.
  • Có thể dễ dàng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp
  • Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các tiêu chí về thương hiệu, mẫu mã và kiểu dáng của sản phẩm.
  • Nếu nhân viên của công ty không có nhiều kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu. Có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối cho doanh nghiệp khi XKHH.
  • Một khi đã XKHH trực tiếp, phải đảm bảo được khối lượng hàng hóa lớn. Như vậy mới có thể bù lại được các khoản chi phí trong giao dịch.

Điều kiện áp dụng XKHH trực tiếp

  • Phương pháp XKHH trực tiếp nên được áp dụng đối với những doanh nghiệp có khả năng chủ động trong vấn đề kinh doanh của mình.
  • Phù hợp với các doanh nghiệp luôn muốn khẳng định được chỗ đứng của mình ở trên thị trường.

Phương pháp xuất khẩu hàng hóa ủy thác

Khái niệm XKHH ủy thác

Một hình thức XKHH hàng hóa, trong đó những doanh nghiệp đóng vai trò xuất nhập khẩu sẽ đóng vai trò người trung gian. Thay vị trí cho những đơn vị sản xuất để ký kết hợp đồng. Theo đó, sẽ tiến hành thực hiện các giấy tờ cần thiết cho nhà xuất khẩu hàng. Đối tượng trung gian này sẽ nhận được một số tiền nhất định sau khi đã ký kết xong hợp đồng.

Các bước thực hiện XKHH ủy thác

  • Ký kết hợp đồng xuất khẩu đối với những đơn vị mua bán trong nước
  • Ký kết hợp đồng, vận chuyển hàng hóa và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài.
  • Nhận chi phí ủy thác từ nhà xuất khẩu ở Việt Nam.

Ưu điểm của XKHH ủy thác

  • Khi nhờ các đơn vị ủy thác, bạn sẽ yên tâm hơn. Vì các đơn vị chuyên ủy thác này sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn trong vấn đề xuất nhập khẩu. Ngay cả trong khâu ký hợp đồng, vận chuyển và thanh toán chi phí xuất khẩu.
  • Những đơn vị ủy thác này sẽ có hiểu biết nhiều hơn về Luật xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh được xuất nhập khẩu hơn.

Nhược điểm XKHH ủy thác

  • Doanh nghiệp sẽ không được liên kết với thị trường bên ngoài
  • Doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ yêu cầu của bên trung gian
  • Doanh nghiệp bị mất đi một phần lợi nhuận chi cho bên ủy thác.

Xem thêm:

Soạn thảo hợp đồng lao động: Các lỗi thường gặp mà kế toán cần tránh

Quyết toán Thuế TNDN: Kinh nghiệm dành cho công ty sản xuất

Đóng dấu giáp lai hợp đồng: Hướng dẫn đóng dấu nhanh và chuẩn nhất