Kinh nghiệm Những kinh nghiệm điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng bạn nên...

Những kinh nghiệm điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng bạn nên khắc cốt ghi tâm

1470

Thuế giá trị gia tăng, một trong những loại Thuế rất quen thuộc đối với các kế toán viên. Trong một số trường hợp, kế toán viên cần phải điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng (GTGT). Dù vậy, bạn cần phải có kinh nghiệm thì mới làm được điều đó.

Chia sẻ kinh nghiệm điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng

Kinh nghiệm kê khai bổ sung tờ khai  điều chỉnhThuế giá trị gia tăng

Việc kế toán viên lập sai tờ khai Thuế GTGT là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, có nhiều kế toán viên lại khai sai tờ khai ngay trong hạn kê khai. Trường hợp này, kế toán viên sẽ tiến hành lập lại tờ khai chuẩn nhất và sau đó sẽ nộp lại qua mạng.

Ví dụ: Ngày 25/3/2020, Công ty cổ phần Misa lập tờ khai Thuế giá trị gia tăng của quý III. Tuy nhiên sau đó kế toán viên phát hiện ra sai sót. Trong trường hợp này, kế toán viên hoàn toàn có thể lập lại tờ khai thuế giá trị gia tăng mới, nhưng phải đảm bảo chính xác 100%. Sau đó nộp lại cho có quan Thuế qua mạng.

Trong trường hợp kế toán viên đã lập sai tờ khai và nộp lên trên cơ quan Thuế. Sau thời hạn nộp tờ khai, kế toán mới phát hiện ra sai sót. Trong trường hợp này, kế toán cần phải lập tờ khai thuế điều chính bổ  sung cho tờ khai đã nộp trước đó.

Đối với thời hạn kê khai bổ sung cho các công ty kê khai sai tờ khai thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp sẽ được phép tiến hành kê khai trước khi cơ quan Thuế có quyết định thanh tra quyết toán  Thuế doanh nghiệp. Bởi, nếu đợi sau khi cơ quan Thuế đã ra thông báo quyết toán Thuế, lúc này hệ thống mạng sẽ chặn doanh nghiệp và không thể nhận được tờ khai Thuế bổ sung nữa. Nếu doanh nghiệp nộp vào thời điểm này, tờ khai bổ sung này coi như không có giá trị.

Một số nguyên tắc điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng cần nhớ

  • Nguyên tắc đầu tiên khi kế toán viên kê khai Thuế cần phải nhớ, sai ở đâu sẽ sửa ở đó.
  • Trong trường hợp kế toán viên làm sai và khiến cho Thuế GTGT bị tăng lên. Kế toán cần phải điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng tăng lên bằng cách khấu trừ vào các chỉ tiêu 38 của quý đó ngay khi phát hiện ra sai sót.

Ví dụ: Trong quý III của năm 2020. Kế toán viên phát hiện ra sai sót trong tờ khai Thuế của quý I. Như vậy, khoản tiền bị chênh lệch đó sẽ được kế toán viên đưa vào trong chỉ tiêu số 38 của Quý III năm 2020.

  • Trong trường hợp kế toán viên làm sai và khiến cho Thuế giá trị gia tăng bị giảm xuống. Số tiền giảm chênh lệch này sẽ được điều chỉnh vào trong chỉ tiêu 37 của quý đó ngay khi phát hiện ra điểm sai sót.

Ví dụ: Trong quý III của năm 2020. Kế toán viên phát hiện ra sai sót trong tờ khai Thuế của quý I. Như vậy, khoản tiền bị chênh lệch giảm xuống đó sẽ được kế toán viên đưa vào trong chỉ tiêu số 37 của Quý III năm 2020.

  • Sau khi đã điểu chỉnh lại toàn bộ. Nếu như Thuế giá trị gia tăng có dấu hiệu bị tăng lên, sẽ ghi vào trong chỉ tiêu 38. Nếu ngược lại, có dấu hiệu giảm xuống, sẽ ghi vào trong chỉ tiêu 37.

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm và bị nộp hành chính

Chia sẻ kinh nghiệm điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng

  • Trường hợp doanh nghiệp làm bị sai sót. Nhưng lại phát hiện sớm hơn trước khi cơ quan Thuế phát hiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp điều chỉnh lại luôn khi phát hiện sai sót. Trường hợp này doanh nghiệp sẽ không bị nộp phạt hành chính.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp làm sai tờ khai Thuế giá trị gia tăng và bị cơ quan Thuế phát hiện. Doanh nghiệp sẽ bị đối diện với mức phạt tiền từ 00 đến 2 triệu đồng/ 1 hành vi vi phạm. Điều này được quy định tại Thông tư 166/20130.

Đối với các công việc liên quan đến mảng Thuế giá trị gia tăng. Kế toán viên có thể sẽ gặp phải một số sai sót ngoài mong muốn. Khi nắm được một số những kinh nghiệm điều chỉnh Thuế giá trị gia tăng trong bài viết này sẽ giúp kế toán viên có thêm kinh nghiệm để giải quyết những sai sót về Thuế giá trị gia tăng hơn.

Xem thêm:

Nâng mức giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế giảm được bao nhiêu tiền?

5 tuyệt chiêu tăng chi phí hợp lý trong doanh nghiệp

Tìm hiểu về mức hưởng Bảo hiểm y tế đúng tuyến và trái tuyến