Kinh nghiệm 5 tuyệt chiêu tăng chi phí hợp lý trong doanh nghiệp

5 tuyệt chiêu tăng chi phí hợp lý trong doanh nghiệp

4150

Có một cách để doanh nghiệp giảm bớt số thuế phải nộp mỗi năm là làm tăng chi phí hợp lý. Nhưng nhiều bạn thắc mắc, việc làm này liệu có vi phạm pháp luật hay không? Làm thế nào để doanh nghiệp vừa giảm bớt nỗi lo về thuế, vừa làm tăng khoản chi phí của doanh nghiệp một cách hợp lý? Điều đó dễ dàng hơn khi bạn nắm được 5 tuyệt chiêu tăng chi phí hợp lý trong doanh nghiệp dưới đây.

tăng chi phí hợp lý

1. Phương pháp điều chỉnh chi phí hợp thức hóa theo quy định của pháp luật

Để đảm bảo không vướng vào những rủi  ro pháp luật, các kế toán doanh nghiệp thường truyền tai nhau những cách làm tăng chi phí theo từng loại hình và lĩnh vực kinh doanh như sau:

1.1. Đối với doanh nghiệp thương mại

Những kế toán có kinh nghiệm, nghiệp vụ kế toán vững vàng, thường có cách điều chỉnh chi phí doanh nghiệp thương mại như sau:

  • Thực hiện điều chỉnh tăng lương cho nhân viên trong doanh nghiệp, thuộc bộ phận văn phòng, nhà xưởng; và chi phí cho chuyên gia; kèm bảng kê tiền lương của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Thực hiện điều chỉnh nhanh thời gian và chi phí khấu trừ TSCĐ.
  • Thực hiện điều chỉnh nhập xuất tồn hàng sao cho phù hợp với doanh thu để làm tăng giá vốn hàng hóa.
  • Chú ý tới quyết định chuyển lỗ của năm trước về năm kế toán hiện tại.
  • Rút ngắn TK 142 và TK 242 ở thời gian thấp nhất.
  • Cuối cùng, kế toán phải nắm được những ưu đãi về thuế với doanh nghiệp của mình.

1.2. Đối với doanh nghiệp vận tải

Căn cứ tính chất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp vận tải điều chỉnh chi phí hợp lý như sau:

  • Thực hiện điều chỉnh tăng chi phí lương cho tất cả nhân viên ở các bộ phận trong công ty, kèm theo bảng lương.
  • Thực hiện điều chỉnh vấn đề chuyển lỗ của các năm trước về năm kế toán hiện tại.
  • Thực hiện điều chỉnh nhanh thời gian và chi phí khấu hao TSCĐ.
  • Thực hiện điều chỉnh định mức nguyên vật liệu xăng dầu (chỉ nên điều chỉnh đến mức tối đa là 45% doanh thu, tránh bị kế toán thuế soi khi kết toán thuế).
  • Kế toán cần nắm bắt nhanh những thông tư miễn giảm hay những ưu đãi về thuế được áp dụng đối với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.3. Đối với doanh nghiệp sản xuất

Với lọa hình kinh doanh này, kế toán thực hiện tăng chi phí hợp lý theo cách sau:

  • Thực hiện điều chỉnh tăng chi phí lương cho nhân viên các bộ phận (hành chính, văn phòng, công nhân hiện trường); chi phí cho chuyên gia, kèm theo bảng lương.
  • Thực hiện điều chỉnh vấn đề chuyển lỗ của các năm trước về năm kế toán hiện tại.
  • Thực hiện điều chỉnh tăng thời gian khấu hao TSCĐ; (Lưu ý: kế toán cần đăng ký  khấu hao TSCĐ thật nhanh và ghi nhận về doanh thu lợi nhuận năm kế toán đó).
  • Thực hiện điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu; quy định lại định mức nguyên vật liệu theo tháng, quý, năm, công trình. (Lưu ý: cần khéo léo điều chỉnh sao cho hợp thức hóa các hóa đơn chứng từ; tránh bị kế toán thuế, thanh tra thuế kiểm tra khi quyết toán thuế, vướng phải rủi ro pháp luật).
  • Thực hiện điều chỉnh rút ngắn TK 142 và TK 242 ở mức thời gian thấp nhất.
  • Kế toán phải nắm được những thông tư về miễn giảm thuế hay ưu đãi thuế áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng đặc thù như: phần mềm, thiêt bị y tế, máy móc sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản, nông sản,…

tăng chi phí hợp lý

1.4. Đối với doanh nghiệp xây dựng

Để điều chỉnh chi phí hợp lý trong doanh nghiêp xây dựng, kế toán thực hiện những nghiệp vụ kế toán sau:

  • Thực hiện điều chỉnh tăng lương cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Thực hiện điều chỉnh chuyển lỗ của năm trước về năm kế toán hiện tại.
  • Thực hiện điều chỉnh lại dự toán với tư nhân thì hợp lý, với nhà nước thì không được phép.
  • Thực hiện điều chỉnh tăng nhanh thời gian khấu hao TSCĐ.
  • Kế toán phải nắm thêm được những thông tư về miễn giảm hoặc ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp mình.

2. Phương pháp điều chỉnh tăng chi phí hợp lý không chính thống

Trước khi tham khảo phương pháp này, mình có lời khuyên rằng, đây là phương pháp không chính thống. Có nghĩa là dễ xảy ra rủi ro vi phạm pháp luật. Kế toán doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định có dùng phương pháp này hay không.

Để tăng chi phí một cách không chính thống, kế toán thực hiện: Làm lại chứng từ, chế hóa đơn; sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp bằng cách như mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp lý, hợp lệ.

Cần lưu ý rằng, khi điều chỉnh tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp sai cách, khi bị cơ quan thuế điều tra, doanh nghiệp sẽ đối mặt với hậu quả vô cùng nặng nề. Nhẹ thì bị phạt hành chính từ vài triệu đến chục triệu đồng; năng thì có thể bị xử lý hình sự và phạt tù.

Không chỉ doanh nghiệp bị tổn thất mà kế toán là người thực hiện chế hóa đơn, làm giả chứng từ cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Trên đây là những phương pháp thường đươc dùng để tăng chi phí hơp lý trong doanh nghiệp. Kế toán hãy tham khảo và cân nhắc phương pháp phù hợp, an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí thế nào?

Các mức xử phạt vi phạm quy định về kế toán mới nhất năm 2020

Có cần kê khai thuế nếu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu?