Kinh nghiệm Cách lập thẻ tài sản cố định và mẫu thẻ tài sản...

Cách lập thẻ tài sản cố định và mẫu thẻ tài sản cố định mới nhất

4928

Với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và sản xuất, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Để theo dõi và quản lý TSCĐ, thuận lợi cho việc tính khấu hao, doanh nghiệp thường sử dụng thẻ TSCĐ. Trong bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ cung cấp mẫu thẻ TSCĐ và những lưu ý khi lập thẻ TSCĐ.

thẻ tài sản cố định

1. Mục đích lập thẻ tài sản cố định

Thẻ tài sản cố định là chứng từ được sử dụng để theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm của từng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Việc lập thẻ tài sản cố định giúp kế toán dễ dàng theo dõi sự thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn cho từng năm của TSCĐ.

2. Cách lập thẻ tài sản cố định

Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ, được dùng chung cho nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị… Để có căn cứ lập thẻ TSCĐ, kế toán cần phải thu thập được các chứng từ chứng minh sự tồn tại của TSCĐ, như:

  • Biên bản giao nhận tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Biên bản phân bổ khấu hao TSCĐ
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định
  • Các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan như bản vẽ, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng…

3. Nội dung của thẻ tài sản cố định

Bao gồm 4 phần chính:

  • Phần 1: Các thông tin chung của tài sản cố định như tên, ký hiệu, quy cách, phẩm chất, năm sản xuất, thời gian đưa  vào sử dụng, lý do thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các thông tin kỹ thuật khác như thời gian sử dụng hữu ích, công suất thiết kế…
  • Phần 2: Các thông tin về nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ theo thời gian. Cụ thể:

– Thông tin về ngày, tháng, năm và lý do hình thành nguyên giá của tài sản cố định.

– Thông tin về thời gian đã trích khấu hao và giá trị hao mòn đã trích trong từng năm, hao mòn lũy kế của TSCĐ.

  • Phần 3: Các thông tin về phụ tùng, dụng cụ để tài sản cố định có thể hoạt động. Cụ thể: Tên, quy cách phẩm chất, đơn vị tính của từng loại dụng cụ, phụ tùng đi kèm tài sản cố định; Số lượng và giá trị của từng loại đi kèm.
  • Phần 4: Thông tin phản ánh về sự giảm đi của TSCĐ: ngày, tháng, năm ghi giảm TSCĐ và lý do ghi giảm.

4. Một số lưu ý khi lập thẻ tài sản cố định

Lưu ý thứ nhất khi lập thẻ tài sản cố định đó là phải có sự phê duyệt của kế toán trưởng, sau đó là giám đốc ký xác nhận và đóng dấu. Trong suốt thời gian sử dụng tài sản, thẻ tài sản cố định phải được lưu trữ tại phòng kế toán.

Một số tài sản không phải trích khấu hao nhưng kế toán vẫn phải tính toán và theo dõi tình hình hao mòn của tài sản. Đặc biệt là những tài sản dùng cho các hoạt động sự nghiệp và phúc lợi. Kế toán vẫn phải lập thẻ TSCĐ cho những tài sản này và phản ánh giá trị hao mòn của chúng.

5. Mẫu thẻ tài sản cố định

Mẫu thẻ tài sản cố định là Mẫu số S11-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính.

Tải ngay mẫu thẻ tài sản cố định TẠI ĐÂY

Xem thêm các bài viết khác tại:

Có được trích khấu hao với tài sản cố định chưa sử dụng không?

Phân loại tài sản cố định: Cách phân loại dễ dàng cho kế toán

Hạch toán tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình theo hướng dẫn của Thông tư 107


Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… MISA SME.NET là sản phẩm của MISA, công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán cho hơn 200.000 doanh nghiệp.

misa.sme.net