Công việc quyết toán Thuế TNDN đã quá quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kế toán viên chưa thể hiểu hết về công việc quyết toán thuế này. Bài viết này sẽ đề cập đến những điểm cần lưu ý khi quyết toán Thuế TNDN dành cho kế toán viên.
Quyết toán Thuế TNDN có bản chất như thế nào?
Khi đã kết thúc một năm tài chính, chắc chắn doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện quyết toán Thuế TNDN. Cụ thể, cứ kết thúc 1 quý, doanh nghiệp sẽ phải tạm tính ra số tiền Thuế TNDN mà doanh nghiệp cần phải nộp. Sau đó sẽ tổng hợp lại để quyết toán xem cả năm đó, doanh nghiệp có cần phải nộp Thuế hay không.
- Trong trường hợp doanh nghiệp đã tạm nộp 4 quý trong 1 năm tài chính, mà số tiền nộp lại nhiều hơn khi quyết toán. Như vậy, doanh nghiệp đã ở trong tình trạng thừa tiền nộp Thuế. Có thể sử dụng số tiền thừa đó để bù trừ sang kỳ Thuế TNDN sau hoặc doanh nghiệp có thể làm hồ sơ hoàn Thuế TNDN.
- Trong trường hợp doanh nghiệp tạm nộp 4 quý, mà tiền ít hơn khi quyết toán. Doanh nghiệp đang ở trong trạng thái nộp thiếu tiền Thuế TNDN. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm cho đủ số tiền Thuế TNDN còn thiếu đó.
Lưu ý
- Trong trường hợp tổng số Thuế TNDN đã nộp trong các kỳ nhưng lại thấp hơn số tiền quyết toán từ 20% trở lên. Doanh nghiệp cần phải nộp tiền nộp chậm đó với số phần chênh lệch từ 20% trở lên.
- Trong trường hợp tổng số Thuế TNDN đã nộp trong các kỳ nhưng lại thấp hơn số tiền quyết toán từ dưới 20% . Doanh nghiệp nộp chậm hơn so với ngày quy định. Tính tiền nộp phạt kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
- Kể từ ngày hết hạn, các doanh nghiệp đều phải nộp hồ sơ khai Thuế TNDN, chậm nhất 90 ngày.
Những điểm quan trọng khi quyết toán Thuế TNDN
Tiến hành xác định được chi phí trừ của doanh nghiệp
Khi bạn quyết toán Thuế TNDN, đầu tiên bạn cần phải xác định được các khoản chi phí trừ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản chi phí trong trường hợp phải đáp ứng điều kiện. Bao gồm những điều kiện:
- Điều kiện 1: Những khoản chi thực tế của doanh nghiệp đều có sự ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
- Điều kiện 2: Tất cả những khoản chi này đều cần phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, đúng theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện 3: Đối với những hóa đơn có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Trong đó hóa đơn đã được bao gồm Thuế giá trị gia tăng. Trong quá trình thanh toán cần phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Những đặc điểm về doanh thu
- Đối với việc xác định thời điểm doanh nghiệp chịu thuế, được xác định như sau:
+ Trong khâu bán hàng hóa, thời điểm xác định chính là thời điểm bàn giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua hàng.
+ Còn đối với khâu cung ứng dịch vụ, thời điểm xác định là lúc đã bàn giao thành công dịch vụ hoặc đã cung ứng được từng phần dịch vụ cho người mua hàng.
- Tính doanh thu trong thu nhập chịu thuế, được xác định như sau:
+ Đối với khâu bán hàng, các mặt hàng được bán ra với phương thức bán trả góp, trả chậm tiền mua hàng hóa, trả tiền 1 lần. Trong đó, không bao gồm tiền lãi trả góp và tiền lãi trả chậm.
+ Đối với những mặt hàng, dịch vụ sử dụng để trao đổi hoặc để tiêu dùng nội bộ. Sẽ xác định dựa trên mức giá bán của sản phẩm.
+ Đối với những hoạt động cho thuê tài sản của doanh nghiệp. Xác định dựa trên số tiền bên kia trả từng đợt theo hợp đồng. Trong trường hợp bên thuê đã trả tiền thuê trước cho nhiều năm liền. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế sẽ được xác định phân bổ cho số năm trả tiền trước. Hoặc có thể xác định dựa trên doanh thu trả tiền 1 lần.
Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán Thuế TNDN
Khi đã chuẩn bị xong hồ sơ quyết toán Thuế TNDN, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp. Được quy định trong Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC.
Xem thêm: