Chữ ký số doanh nghiệp, một trong những dạng chữ ký được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Kế toán viên cần phải nắm rõ được hết những đặc điểm của chữ ký số. Bởi vì trong quá trình làm việc, kế toán cần sử dụng rất nhiều đến mẫu chữ ký này.
Khái niệm về chữ ký số doanh nghiệp
Khái niệm về chữ ký số doanh nghiệp đã được quy định rõ ràng ở trong Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số – chữ ký điện tử – token. Khái niệm được quy định như sau:
Chữ ký số được tồn tại dưới dạng một dãy ký tự điện tử. Nó được tạo ra dựa trên sự biến đổi của một thông điệp dữ liệu. Chữ ký này sử dụng một hệ thống mật mã không đối xứng nhau. Người nào có được thông điệp dự liệu ban đầu và cả khóa công khai của người ký, có thể dựa vào đó để xác minh được những vấn đề như sau:
- Các sự biến đổi sẽ được tạo ra từ khóa bí mật, nó tương ứng với khóa công khai ở trong cùng một cặp.
- Xác định được tính trọn vẹn của nội dung thông điệp dữ liệu khi thực hiện những biến đổi.
Hay bạn có thể hiểu về khái niệm này theo một cách khác. Chữ ký số, còn được gọi theo tên khác là Token. Một thiết bị có thể sử dụng để mã hóa toàn bộ các dữ liệu hay thông tin của một doanh nghiệp nào đó. Nó được sử dụng thay cho các loại chữ ký trên văn bản thông thường hoặc những tài liệu số khi bạn thực hiện các giao dịch qua mạng internet.
Chữ ký số doanh nghiệp có những nội dung gì?
Trong một chữ ký số của doanh nghiệp, sẽ có những nội dung như sau:
- Những thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Bao gồm: Tên doanh nghiệp, Mã số thuế của doanh nghiệp…
- Số seri của token
- Thời hạn sử dụng có hiệu lực của chữ ký số
- Những thông tin liên quan đến tổ chức chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp
- Chữ ký xác nhận của tổ chức chứng thực chữ ký số cho doah nghiệp
- Những điều quy định về việc hạn chế sử dụng chữ ký số, quy định về phạm vi sử dụng của chữ ký
- Quy định về trách nhiệm và những hạn chế của các tổ chức chứng thực chữ ký cho doanh nghiệp
- Một số những nội dung quan trọng khác dựa trên thông tin quan trọng được quy định bởi Bộ Thông tin Truyền thông.
Doanh nghiệp xin cấp chữ ký số ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp có dịch vụ cung cấp token. Một số những địa điểm điển hình mà bạn có thể mua chữ ký, như: VIETTEL, NACENCOMM, SAFE, FPT, BKAV, VINA, NEWTEL.. Những doanh nghiệp này đều được phép cấp token cho các doanh nghiệp khác sử dụng.
Đặc điểm nhận dạng của chữ ký số
Đối với kế toán viên, cần nắm được những đặc điểm nhận dạng của chữ ký số. Chữ ký số có hai đặc điểm nổi bật như sau:
- Chữ ký số sẽ được lưu trữ dưới hình dạng của một chiếc USB. Hay nó còn được gọi với cái tên USB Token.
- Chữ ký số sẽ được bảo mật cao. Thông thường nó sẽ được bảo mật cho người dùng bằng mã pin riêng biệt.
Công dụng của chữ ký số đem lại là gì?
Khi sử dụng chữ ký số, bạn sẽ thấy được những công dụng như sau:
- Sử dụng chữ ký số để thực hiện kê khai Thuế Hải quan, nộp Thuế trực tuyến. Sử dụng để phục vụ các giao dịch điện tử, giao dịch chứng khoán. Khi sử dụng, bạn sẽ không cần phải xin đóng dấu đỏ, không cần phải in các tờ kê khai. Ngoài ra, chữ ký số còn được sử dụng để kê khai trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội điện tử.
- Sử dụng chữ ký số để ký hợp đồng trực tuyến đối với các đối tác, khách hàng. Không cần phải gặp để thương lượng và ký trực tuyến.
- Chữ ký có tính bảo mật cao, đảm bảo được tốt, an toàn và chính xác. Nó còn được sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp đã ký hợp đồng nhưng chối bỏ trách nhiệm với hợp đồng. Sử dụng chữ ký số sẽ giúp bạn yên tâm hơn với những giao dịch quan trọng của mình.
Xem thêm:
Những kinh nghiệm kế toán cực hay bạn nên ghi nhớ ngay
Hưởng Bảo hiểm thất nghiệp khi đã có công việc mới có bị phạt không?
Chế độ sau khi nghỉ việc: Người lao động sẽ được hưởng những gì?