Một công ty mới thành lập cần phải có tên gọi thương hiệu. Chúng ta không thể đặt tên tùy ý, tùy hứng mà phải đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đề cập đến một số lưu ý khi đặt tên cho doanh nghiệp mới thành lập.
Quy tắc khi đặt tên doanh nghiệp
Khi bạn cần đặt tên cho doanh nghiệp, cần phải tuân thủ những quy tắc đặt tên dưới đây:
- Đối với tên doanh nghiệp bằng Tiếng Việt. Yêu cầu trong tên cần có 2 thành tố và được sắp xếp theo trình tự như sau:
+ Cách viết tên cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn: “ Công ty Trách nhiệm hữu hạn + tên” hoặc có thể viết “ Công ty TNHH + Tên”.
+ Cách viết tên cho các Công ty Cổ phần: “ Công ty Cổ phần + Tên” Hoặc có thể viết “ Công ty CP + Tên”.
+ Cách viết tên cho các Công ty Hợp danh: “ Công ty Hợp danh + Tên” Hoặc có thể viết “ Công ty HD + Tên”.
+ Cách viết tên cho Doanh nghiệp tư nhân: “ Doanh nghiệp tư nhân + Tên” , “ DNTN + Tên” hoặc có thể viết “ Doanh nghiệp TN + Tên”.
Trong đó: “ Tên” của doanh nghiệp cần phải là tên riêng. Tên này được viết bằng các chữ cái trong bảng Tiếng Việt và trong đó có thể chứa thêm ký tự.
- Tên của doanh nghiệp cần phải được gắn với trụ sở chính của công ty. Hoặc có thể gắn với văn phòng đại diện, gắn với địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh văn phòng.
- Tên của doanh nghiệp cần phải được in trên các ấn phẩm của công ty, giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu của công ty.
Những điều cần tránh khi đặt tên doanh nghiệp
Khi đặt tên cho doanh nghiệp, bạn cần lưu ý và tránh những điều này. Những điều này thuộc vào lệnh cấm khi đặt tên doanh nghiệp. Bao gồm những điều sau:
- Doanh nghiệp không được đặt trùng tên với các doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp đã đăng ký và hoạt động, được quy định rõ trong Điều 42 của Luật doanh nghiệp68/2014/QH13. Tránh việc có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình làm việc.
- Doanh nghiệp đã đặt tên riêng của công ty bằng tên của các đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. Trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tên và đã được sự chấp thuận của cơ quan hoặc đơn vị đó.
- Tên doanh nghiệp định đăng ký có những từ ngữ, ký tự không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trường hợp đặt tên bằng tiếng nước ngoài
- Tên bằng tiếng nước ngoài sẽ được dịch từ tên Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, sử dụng hệ chữ la – tinh. Khi đã được dịch qua tiếng nước ngoài, doanh nghiệp có thể sử dụng tên cũ hoặc sử dụng tên đã được dịch đó.
- Trường hợp tên của doanh nghiệp có chữ nước ngoài. Lưu ý, tên bằng tiếng nước ngoài cần phải được in và viết bằng kích cỡ chữ bé hơn so với tên Tiếng Việt tại nơi làm việc.
- Khi viết tắt tên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn viết tắt bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt bằng Tiếng Việt.
Các trường hợp trùng tên doanh nghiệp
Ở Việt Nam có quá nhiều các công ty, doanh nghiệp. Vậy nên không tránh khỏi việc trùng tên giữa các doanh nghiệp với nhau. Một số trường hợp dưới đây được xem là trùng tên và có thể gây sự nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp.
- Tên của doanh nghiệp khi đăng ký bằng Tiếng Việt. Đọc tên của doanh nghiệp định đăng ký giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên của doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký. Khi viết tắt giống với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên của doanh nghiệp định đăng ký bằng tiếng nước ngoài. Giống với tên bằn tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên của doanh nghiệp định đăng ký chỉ khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó bởi những ký hiệu: -, &, _.
- Tên của doanh nghiệp định đăng ký chỉ khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký một số. Hoặc chữ cái trong bảng chữ cái từ A đến Z.
Xem thêm:
Những kinh nghiệm kế toán cực hay bạn nên ghi nhớ ngay