Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Hạch toán chi phí lãi vay phải trả đúng chuẩn thông tư

Hạch toán chi phí lãi vay phải trả đúng chuẩn thông tư

2275

Tùy theo từng trường hợp mà việc trả lãi vay có thể theo định kỳ, trả trước hoặc trả khi đáo hạn. Việc hạch toán chi phí lãi vay vì thế mà cũng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán chi phí lãi vay cho từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn của Thông tư hiện hành.

chi phí lãi vay

1. Hạch toán chi phí lãi vay chi tiết từng trường hợp

Trước tiên, để hạch toán tiền lãi cho vay, các bạn cần xác định khoản chi phí lãi vay có hợp lý, hợp lệ hay không.

Chi tiết xem tại bài viết của Ketoan.vn:

Chi phí lãi vay có được tính vào khoản chi hợp lý không?

Dù chi phí lãi vay có là chi phí hợp lý hay không hợp lý, các bạn vẫn phải hạch toán bình thường theo các trường hợp dưới đây:

1.1. Lãi vay trả theo định kỳ

Định kỳ, hạch toán lãi vay phát sinh:

Nợ TK 635 – Chi phí lãi vay

Có các TK 111, 112… (tùy trường hợp)

Nếu các chi phí khác phát sinh có liến quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, chúng ta cũng hạch toán vào TK 635:

Nợ TK 635 – Chi phí lãi vay

Có các TK 111, 112…

1.2. Nếu lãi vay trả trước cho nhiều kỳ

  • Tại thời điểm trả tiền lãi, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán hạch toán:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có TK 111, 112… (tùy hình thức trả tiền lãi là trả tiền mặt hay chuyển khoản)

  • Định kỳ, phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí lãi vay trong kỳ:

Nợ TK 635 – Chi phí lãi vay

Có TK 242 – Chi phí trả trước

1.3. Nếu lãi vay trả khi đáo hạn

  • Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí trong kỳ:

Nợ TK 635 – Chi phí lãi vay

Có TK 335 – Chi phí trích trước

  • Khi kết thúc hợp đồng vay, trả lãi vay, hạch toán:

Nợ TK 335 – Chi phí trích trước

Có TK 111, 112…

1.4. Nếu doanh nghiệp thuê tài sản tài chính

Hạch toán lãi thuê tài sản tài chính phải trả

  • Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi nhận lãi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 111, 112

1.5. Doanh nghiệp trả lãi trả chậm của tài sản mua trả chậm, trả góp:

  • Khi mua tài sản, hạch toán lãi phải trả cho bên bán, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có TK 111, 112

  • Định kỳ phần bổ dần lãi trả chậm, trả góp vào chi phí tài chính phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước

2. Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

Cuối năm khi doanh nghiệp lập tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải loại chi phí không được trừ ra bằng cách nhập vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Chúng ta cũng theo dõi ví dụ cụ thể sau:

Công ty TNHH Kế toán Việt Nam có thông tin đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh như sau:

  • Vốn điều lệ: 1.800.000.000 đồng tuy nhiên các cổ đông mới chỉ góp được 1.000.000.000 đồng => còn thiếu 800.000.000 đồng.
  • Công ty vay Ngân hàng số tiền 1.000.000.000 đồng với lãi suất 10%/năm. => Chi phí lãi vay hàng năm là: 1.000.000.000 đồng x 10% = 100.000.000 đồng/năm.

Do công ty góp thiếu vốn điều lệ 800.000.000 đồng nên hần chi phí lãi vay sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.

Cụ thể như sau:

  • Chi phí lãi vay không được trừ do góp thiếu 800.000.000 đồng = 800.000.000 đồng x 10% = 80.000.000 đồng
  • Chi phí lãi vay được trừ = 100.000.000 – 80.000.000 = 20.000.000 đồng

Hạch toán chi phí lãi vay của Công ty TNHH Kế toán Việt Nam như sau:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính       100.000.000 đồng

Có TK 111, 112                              100.000.000 đồng

Cuối năm, khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, bạn chỉ việc nhập số tiền 80.000.000 đồng vào chỉ tiêu B4 là xong.

Hi vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn cách hạch toán chi phí lãi vay cho từng trường hợp cụ thể và cách xử lý chi phí lãi vay không được trừ.

Xem thêm các bài viết tại

Hướng dẫn doanh nghiệp vốn hóa lãi vay vào tài sản số định

Hạch toán lãi vay phải trả thế nào cho hiệu quả?

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo Thông tư 200