Kinh nghiệm Điều gì xảy ra khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh?

Điều gì xảy ra khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh?

409

Trong một số trường hợp gặp phải khó khăn hoặc rủi ro, doanh nghiệp sẽ sử dụng đến phương án tạm ngừng kinh doanh (TNKD). Trong thời gian mà doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, sẽ có một số trường hợp xảy ra. Người đứng đầu doanh nghiệp cần nắm rõ những điều này.

Tạm ngừng kinh doanh – Trường hợp nào xảy ra với doanh nghiệp?

Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Tạm ngừng kinh doanh đã được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp. Theo Điều 57, Nghị định 78/2015NĐ-CP đã quy định về điều này.

Khi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng kinh doanh tạm thời ngừng kinh doanh hoặc vẫn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn thông báo. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải gửi thông báo đến văn phòng đại diện kinh doanh.

Cần phải giử thông báo chậm nhất 15 ngày trước khi thực thiện tạm ngừng. Thời hạn dành cho việc TNKD là 1 năm. Trong trường hợp đã hết thời hạn tạm ngừng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa đi vào hoạt động trở lại. Doanh nghiệp cần phải tiếp tục thông bóa cho văn phòng đại diện kinh doanh. Đối với thời hạn TNKD của đợt đăng ký tiếp theo không được quá 2 năm.

Các trường hợp xảy ra khi tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường, nhưng lại muốn TNKD. Trường hợp này, doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ đăng ký TNKD. Hồ sơ này sẽ nộp lên cho Văn phòng đăng ký kinh doanh.

Những giấy tờ cần có trong hồ sơ TNKD:

  • Biên bản họp Hội đồng các thành viên trong doanh nghiệp. Hoặc biên bản họp Hội đồng quan trị kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Quyết định cho việc TNKD của Hội đồng thành viên trong doanh nghiệp hoặc của Hội đồng quản trị.
  • Thông báo bằng văn bản về việc TNKD.

Doanh nghiệp muốn kinh doanh trở lại trước thời hạn TNKD

Có không ít những trường hợp, doanh nghiệp đã đăng ký TNKD nhưng lại muốn hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng mà mình đã đăng ký. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại, sẽ không cần phải làm hồ sơ để xin hoạt động lại.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ gửi thông báo đển Văn phòng đại diện kinh doanh. Thông báo về việc kinh doanh trở lại trước thời hạn đã đăng ký trước đó. Đối với thời hạn gửi thông báo, doanh nghiệp cần phải gửi trước 15 ngày, khi mà doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động.

Doanh nghiệp đã đến hạn kinh doanh trở lại nhưng vẫn muốn TNKD

Tạm ngừng kinh doanh – Trường hợp nào xảy ra với doanh nghiệp?

Trường hợp doanh nghiệp đã hết thời hạn TNKD, nhưng vẫn chưa muốn đi vào hoạt động. Trường hợp này không hiếm có, bởi nhiều công ty khi chưa ổn định, chưa giải quyết được vấn đề. Sẽ chưa sẵn sàng cho việc đi vào hoạt động trở lại.

Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục muốn TNKD, chỉ cần tiếp tục làm thông báo và gửi thông báo đến cho Văn phòng đại diện đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp đã TNKD hơn 2 năm và chưa kinh doanh lại

Có những trường hợp, doanh nghiệp đã gửi thông báo ngừng hoạt động kinh doanh tối đa 2 năm. Sau khoảng thời gian này, doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không thể gửi thông báo TNKD cho Văn phòng đại diện kinh doanh nữa. Bởi quy định của việc TNKD chỉ được tối đa 2 năm.

Nếu trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn không hoạt động kinh doanh trở lại. Vậy, bắt buộc doanh nghiệp phải làm thủ tục, hồ sơ để giải thể công ty.

Chú ý khi làm hồ sơ giải thể công ty

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải làm việc với bên cơ quan Thuế trước. Giải quyết tất cả nghĩa vụ của doanh nghiệp về mảng Thuế. Sau khi đã giải quyết Thuế xong, doanh nghiệp mới làm hồ sơ giải thể với bên Văn phòng ĐKKD

Doanh nghiệp TNKD 2 năm và hoạt động trở lại

Thời hạn cho việc tạm ngừng kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ được tối đa 2 năm. Khi mà doanh nghiệp đã TNKD tối đa 2 năm, nếu trở lại kinh doanh, doanh nghiệp không cần phải gửi thông báo cho bất cứ cơ quan nào cả. Bởi vì, sau khi đã hết thời hạn TNKD, trên hệ thống của cơ quan Thuế sẽ tự động cập nhật trạng thái hoạt động của doanh nghiệp như bình thường. Lúc này, doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với cơ quan Thuế như thường.

Những trường hợp khi TNKD thường xuyên xảy ra. Đôi khi nó sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp nếu bạn xử lý không kịp. Vậy nên, doanh nghiệp cần nắm bắt được những trường hợp này để đề phòng khi mình TNKD.

Xem thêm:

Luật lao động mới nhất 2020: Những vấn đề thay đổi đối với NLĐ

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN cần phải chuẩn bị những gì?

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này