Chế độ thai sản là ưu tiên đặc biệt của bảo hiểm dành cho phụ nữ mang thai hoặc sinh con. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về chế độ này. Bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích và cần thiết nhất về chế độ thai sản để bạn tham khảo.
1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Lao động nữ mang thai hoặc sinh con.
- Người lao động nhận con nuôi.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai hay áp dụng các biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản
Với những lao động nữ khi mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi để được hưởng chế độ thai sản cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận nuôi con.
Đối với lao động nữ sinh con đóng BHXH đủ 12 tháng khi mang thai cần phải nghỉ dưỡng thai theo yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh thì cần phải đóng đủ 3 tháng BHXH trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với những người đủ 2 điều kiện trên, khi thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng vẫn được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định.
3. Thời gian hưởng chế độ thai sản
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai là 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Nếu trường hợp lao động mang thai ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc thai nhi không bình thường sẽ được nghỉ 2 ngày.
Thời gian được hưởng chế độ khi sinh con tổng cộng là tháng cả trước và sau khi sinh. Nếu trong trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba, bé thứ hai trở đi cộng thêm 1 tháng. Đặc biệt, nếu chồng cũng tham gia đóng BHXH đầy đủ theo quy định cũng được hưởng chế độ nghỉ thai sản cho chồng (nghỉ thai sản 5 ngày nếu sinh thường, nghỉ 7 ngày nếu sinh mổ hoặc sinh trước 32 tuần…)
Nếu nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi bé đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp nếu không may mất con sau khi sinh hoặc dưới 2 tháng tuổi thì người mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con.
Nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng thì sẽ được nghỉ 7 ngày.
4. Chế độ phụ cấp
Mẹ sinh con được hưởng lương theo chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng lương liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng hai tháng lương cơ sở nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Trường hợp bạn không đi làm mà chồng có tham gia đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi bạn sinh con.
- Trường hợp bạn là người nhờ mang thai hộ mà chồng tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi bạn nhận con.
5. Hồ sơ hưởng chế độ
Theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH, người lao động làm hồ sơ hưởng thai sản bao gồm các giấy tờ sau:
a, Đối với lao động nữ sinh con
Tùy từng trường hợp để cung cấp các loại giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết
- Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh không đủ sức khỏe để chăm con
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
b, Đối với lao động nữ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc tránh thai:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú
- Giấy ra viện nếu điều trị nội trú
c, Đối với người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuôi
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi
d, Đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp phải sinh mổ, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Xem thêm các bài viết khác tại
Hưởng Bảo hiểm thất nghiệp khi đã có công việc mới có bị phạt không?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội cần làm những thủ tục gì?
Cách tính trợ cấp thai sản năm 2020 mới nhất cho kế toán