Điều kiện Thương mại quốc tế 2020 (Incoterms 2020) được soạn thảo và sửa đổi bởi Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020. Bên cạnh những thay đổi về các điều kiện thương mại quốc tế, Incoterms 2020 còn làm đơn giản các thuật ngữ và cụm từ khó hiểu. Vậy, thực tế Incoterms 2020 có những thay đổi nào mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cần phải quan tâm? Bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn những điểm mới của Incoterms 2020 để bạn tham khảo.
1. Sự biến mất của EXW, DDP và FAS trong Incoterms 2020
EXW và DDP là hình thức giao hàng chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội địa. Trong đó, EXW – Giao hàng tại xưởng thường được sử dụng bởi các công ty có ít kinh nghiệm xuất khẩu. DDP được áp dụng cho hàng hóa dùng làm mẫu hoặc phụ tùng. Thông thường, hàng hóa này được giao đến tay người mua thông qua các công ty chuyển phát nhanh. Hiện nay, hai điều khoản này mâu thuẫn với Bộ luật hải quan mới của Châu Âu trong một số cách sử dụng cụ thể.
FAS (Free along ship – Giao dọc mạn tàu) hiếm khi được sử dụng trong thực tế. Khó khăn của điều kiện giao hàng này đó chính là việc không xác định được thời gian mà tàu cập bến. Điều này rất quan trọng bởi nếu tàu đến trễ thì hàng hóa của người bán sẽ nằm chờ tàu tại bến tàu trong một thời gian. Mặt khác nếu tàu đến sớm, người bán sẽ không kịp chuẩn bị, sắp xếp, hàng hóa lên tàu. Để tránh các vấn đề này, người ta thường sử dụng FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở thay cho FAS.
Vì những lý do trên, Incoterms 2020 đã loại bỏ EXW, DDP và FAS.
2. DDP trong Incoterms 2020 được tách thành 2 điều kiện mới
DDP quy định người bán chịu trách nhiệm nộp thuế hải quan tại nơi đến, bất kể hàng hóa được giao đến đâu (địa chỉ của người mua, ga đến…). Incoterms 2020 đã tách DDP thành DTP và DDP. Hai điều kiện này vẫn quy định trách nhiệm nộp thuế hải quan thuộc về người bán khi hàng hóa được giao đến nơi giao hàng cuối cùng. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng hơn về nơi giao hàng cuối cùng. Cụ thể:
- DTP ( Delivered at Terminal Paid): giao tại điểm tập kết đã thông quan. DTP quy định nơi giao hàng cuối cùng là ga (có thể là cảng biển, cảng hàng không, trung tâm vận tải…)
- DPP (Delivered at Place Paid): giao ngoài điểm tập kết đã thông quan. Điều khoản này quy định nơi giao hàng cuối cùng là bất kỳ địa điểm nào khác không phải là ga vận tải.
3. FCA được mở rộng hơn trong Incoterms 2020
FCA là một trong những điều khoản được sử dụng nhiều nhất với 40% giao dịch thương mại sử dụng bởi tính linh hoạt về nơi giao hàng. Bên cạnh đó nó cũng đa dạng về các phương thức vận tải, đặc biệt phù hợp với vận tải đa phương thức. Chính vì thế FCA được ICC mở rộng thành 2 điều kiện: cho vận tải đường bộ và vận tải đường biển.
Với việc mở rộng FCA và loại bỏ EXW, nhà xuất khẩu có thể kiểm soát và hiểu rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Người bán sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn và người mua được bảo vệ nhiều hơn trong vấn đề chuyển giao rủi ro.
4. FOB và CIF được sửa đổi
Thông thường, những người tham gia giao dịch thương mại quốc tế hay dùng FOB và CIF để áo dụng cho hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì dùng FCA và CIP.
Hiện tại, khoảng 80% hàng hóa được giao bằng container, nên ICC sửa đổi điều kiện FOB và CIF để có thể sử dụng cho hàng container.
5. CNI ra đời trong Incoterms 2020
CNI (Cost and Insurance – Tiền hàng và Bảo hiểm) là điều khoản mới của Incoterms 2020. Sự ra đời của điều khoản này giải quyết lỗ hổng giữa FCA và CFR/CIF, quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm và rủi ro của người mua và người bán. Cụ thể, các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi.
Ngoài ra, điều kiện này cũng cho phép người bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa trong khi người mua sẽ chịu rủi ro về vận chuyển.
Trên đây là một số điểm mới của Incoterms 2020 mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải nắm vững. Bạn có thể xem chi tiết tại trang web của ICC
Xem thêm các bài viết tại
Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với 4 trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu
Kế toán xuất nhập khẩu cần làm những công việc gì?
Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu cho doanh nghiệp