Trong quá trình làm kế toán viên ở doanh nghiệp, bạn sẽ phải thực hiện rất nhiều giao dịch. Bạn cần biết không phải bất cứ giao dịch nào cũng có thể thanh toán tùy theo ý thích. Bởi vì có một số trường hợp bạn sẽ phải thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt. Những trường hợp này kế toán cần phải lưu ý hơn.
Giao dịch không dùng tiền mặt với những doanh nghiệp có vốn nhà nước
Thông thường thì các doanh nghiệp có sử dụng vốn Nhà nước thì sẽ không được giao dịch bằng tiền mặt. Chỉ có một số những trường hợp này thì doanh nghiệp mới giao dịch không dùng tiền mặt.
- Quá trình thanh toán để mua nông, lâm, thủy, hải sản. Mua các sản phẩm, dịch vụ từ người nông dân sản xuất. Mua trong những trường hợp sản xuất, bán ra thị trường nhưng chưa có tài khoản Ngân hàng.
- Trường hợp thanh toán tiền lương, chi phí cho người lao động nhưng NLĐ vẫn chưa có tài khoản Ngân hàng.
- Những khoản chi phí sử dụng thanh toán cho các nghiệp vụ liên quan đến bí mật Quốc gia.
- Doanh nghiệp thực hiện thanh toán cho những đối tượng thuộc những khu vực đặc biệt khó khăn. Ví dụ khu vực vùng núi, vùng sâu xa, vùng hải đảo, những khu vực chưa thịnh hành dịch vụ thanh toán.
Giao dịch không dùng tiền mặt với Sở giao dịch chứng khoán
Theo như Khoản 1, Điều 5, Nghị định 222/2013/NĐ-CP đã quy định. Những tổ chức, cá nhân khi có giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch thì sẽ không được thanh toán tiền mặt.
Và để các cá nhân, doanh nghiệp thanh toán đối với Sở giao dịch, sẽ sử dụng cách sau. Mở tài khoản giao dịch chứng khoán để giao dịch với bên Sở giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư có trách nhiệm mở tài khoản giao dịch và phải cung cấp đầy đủ thông tin chính xác. Để có thể nhận biết được khách hàng khi mở tài khoản.
Những giao dịch góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng
Trong Luật doanh nghiệp đã quy định, đối với những giao dịch góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng thì sẽ không được thanh toán bằng tiền mặt. Đã được quy định trong Điều 3, Thông tư 09/2015/TT-BTC.
Khi doanh nghiệp tiến hành những công việc này thì DN sẽ thanh toán qua những hình thức dưới đây:
- DN thanh toán giao dịch bằng Sec
- Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền hoặc ủy nhiệm chi
- Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức thanh toán nào phù hợp nhưng không phải là dùng tiền mặt.
Giao dịch không sư dụng tiền mặt khi cho vay hoặc trả nợ
Vấn đề cho vay hoặc trả nợ đã rất quen thuộc trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên thì khi tiến hành những giao dịch này, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt. Điều này được quy định trong Khoản 2, Điều 6 Nghị định 222/2013NĐ-CP.
Khi thanh toán vay – nợ thì doanh nghiệp sẽ sử dụng những hình thức chuyển tiền như là thanh toán giao dịch bằng Sec. Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền hoặc ủy nhiệm chi. Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức thanh toán nào phù hợp nhưng không phải là dùng tiền mặt.
Hóa đơn mua bán có giá trị từ 20 triệu đồng
Khi bạn mua hàng ở bên ngoài, đối với hóa đơn từ 20 triệu trở xuống thì sẽ được thann toán tiền mặt. Nhưng đối với những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì không được. Bởi vì nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt thì sau này sẽ không được tính vào trong chi phí trừ khi hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp. Vấn đề nay đã được quy định ở trong Khoản 1, Điều 4, Thông tư 78/2014TT-BTC.
Không được thanh toán tiền mặt khi nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
Giao dịch tiền vào trong Ngân sách Nhà nước cũng là một trong những khoản không được nộp tiền mặt. Đã được quy định trong Khoản 1, Điều 1, Thông tư 136TT-BTC. Khi các đơn vị, doanh nghiệp nộp tiền vào trong Ngân sách Nhà nước, ví dụ như là tiền nộp phạt, tiền Thuế, lệ phí thì không được sử dụng tiền mặt. Thay vào đó là các doanh nghiệp cần phải có riêng tài khoản ngân hàng để sử dụng riêng cho việc nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, các trường hợp trên đều không được sử dụng tiền mặt để thanh toán. Kế toán viên cần lưu ý những trường hợp này để nắm rõ.
Xem thêm:
Tuyệt chiêu giữ chân khách hàng mà Giám đốc Marketing cần biết
Chương trình khuyến mại: Những hành vi bị cấm theo Luật
Con dấu công ty và những vấn đề mà bạn cần biết