Trong hợp đồng lao động sẽ không có những điều khoản về bồi thường cho người lao động. Nhưng trong Bộ luật lao động thì có những điều khoản về việc người lao động. Đó là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Vậy nên trong bài viết này sẽ có một số những trường hợp mà người lao động cần phải chấp hành theo Luật và bồi thường.
Tự ý chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty
Trước khi vào làm việc. Giữa NLĐ và người sử dụng lao động đã tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Thường thì trong các hợp đồng lao động thì sẽ có quy định về thời gian mà người lao động làm việc ở trong công ty. Và cả hai bên cần có nhiệm vụ là thực hiện đúng như trên hợp đồng lao động đã ký kết.
Nhưng trong trường hợp mà NLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng. Có thể hiểu là tự ý nghỉ việc hoặc là nghỉ việc ngang giữa chừng. Nếu như lý do nghỉ việc của người lao động không phù hợp, không thể chấp nhận được hoặc là người lao động đã vi phạm vào trong nghĩa vụ báo trước cho doanh nghiệp. Như vậy thì người lao động cần phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Theo như trong Khoản1, Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định về hành vi chấm dứt đơn phương hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động chấm dứt đơn phương hợp đồng thì sẽ bị phạt. NLĐ sẽ không những không được nhận khoản tiền trợ cấp thôi việc. Bên cạnh đó thì còn không được doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm thất nghiệp. Và cuối cùng thì người lao động sẽ phải bồi thường nửa tháng tiền lương cho công ty theo như trên hợp đồng đã ký kết trước đó.
Còn đối với trường hợp mà NLĐ vi phạm vấn đề không báo trước cho doanh nghiệp. Thì NLĐ cần phải bồi thường tiền lương cho doanh nghiệp. Số tiền bồi thường sẽ tương ứng với số ngày lương mà bạn không báo. Và còn phải bồi thường tiền đào tạo cho doanh nghiệp.
NLĐ làm hư hỏng công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp
Nếu như người lao động vô tình làm hỏng công cụ hay là dụng cụ làm việc ở trong công ty. Như vậy thì sẽ phải bồi thường. Trừ những trường hợp mà NLĐ làm hỏng ở trong điều kiện bất khả kháng. Ví dụ như là bị hỏa hoạn, thiên tai hay là tai nạn ngoài ý muốn. Một số những trường hợp dưới đây mà NLĐ cần phải đền bù cho DN:
- NLĐ là hư hỏng công cụ, dụng cụ thiết bị. Hoặc là NLĐ có hành vi khác làm thiệt hại lớn đến tài sản của công ty.
- NLĐ làm mất công cụ, dụng cụ, tài sản của doanh nghiệp hoặc là làm mất tài sản nào đó được doanhn nghiệp giao cho.
- NLĐ sử dụng và tiêu hao vật tư của doanh nghiệp vượt quá định mức cho phép.
Mức độ xử phạt, bồi thường cho doanh nghiệp sẽ dựa vào mức độ thiệt hại của tài sản mà NLĐ làm hỏng. Còn trường hợp mà giữa NLĐ và người sử dụng NLĐ có hợp đồng trách nhiệm. Trường hợp này thì NLĐ sẽ tiến hành bồi thường theo như trong hợp đồng đó.
Nếu như NLĐ làm thiệt hại tài sản trong doanh nghiệp, tổng giá trị thiệt hại không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng. Trong trường hợp này thì sẽ bị phạt 3 tháng tiền lương.
Vi phạm bí mật kinh doanh, công nghệ của công ty sẽ bị bồi thường thiệt hại
Có thể thấy rằng những bí mật kinh doanh và công nghệ chính là một trong những tài sản vô cùng quan trọng trong các công ty. Đây là những tài sản thuộc về quyền sở hữu trí tuệ.
Theo như Khoản 2, Điều 23 trong Bộ luật lao động 2012 đã quy định. Đối với những NLĐ làm việc và tiếp xúc trực tiếp với những bí mật kinh doanh, công nghệ của công ty. Thì người sử dụng lao động và người lao động có thể làm hợp đồng thỏa thuận với nhau về bí mật kinh doanh. Và trong hợp đồng hoàn toàn có thể có có những hình thức xử phạt nếu bị vi phạm. Khi NLĐ vi phạm những điều đã quy định thì sẽ tiến hành bồi thường thiệt hại cho công ty theo hợp đồng đã ký kết.
Xem thêm:
Các biện pháp tránh thuế an toàn, không rủi ro
Trở thành Kế toán nhà hàng/khách sạn giỏi cần làm những công việc gì?
Quy định thời gian làm việc theo Bộ luật lao động mà kế toán cần biết