Phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) là một trong những công việc mà kế toán viên cần phải làm thường xuyên. Khâu phân bổ này khá phức tạp và cần phải thực hiện qua nhiều bước. Vậy nên bạn cần phải biết cách tính chính xác để tránh mắc phải sai sót.
Khái niệm về công cụ dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những vật liệu lao động được đưa vào sử dụng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên thì công cụ, dụng cụ không có đủ những tiêu chuẩn về cả giá trị và về cả thời gian sử dụng khi quy định đối với Tài sản cố định. Vậy nên ở trong các công ty, dụng cụ và công cụ sẽ được tiến hành hạch toán giống như là nguyên liệu, vật liệu.
Cụ thể, để có thể dễ dàng phân biệt công cụ, dụng cụ thì bạn có thể dựa vào cách phân biệt này. Nếu vật liệu nào không thuộc 1 trong 3 đặc điểm dưới đây thì sẽ là công cụ, dụng cụ.
- Công ty có thể thu được nhiều lợi ích hiện tại và trong tương lai khi sử tài sản đó.
- Tài sản đó đã được sử dụng ở trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên
- Nguyên giá của tài sản đó cần phải được xác định một cách chính xác và đáng tin cậy. Tổng giá trị của sản phẩm đó phải từ 30 triệu đồng trở lên.
Đây là 3 tiêu chí để xác định tài sản cố định. Nếu như tài sản nào không thuộc vào 1 trong 3 đặc điểm này thì có thể coi là công cụ, dụng cụ.
Thời gian nào nên tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ?
Không phải là bất cứ lúc nào bạn thích thì bạn cũng có thể tiến hành phân bổ CCDC. Khoảng thời gian thích hợp để tính phân bổ chí phân công cụ, dụng cụ tối đa sẽ là 3 năm.
Đối với những công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển , không có đủ yếu tố để được xác định là tài sản cố định. Thì trong trường hợp này thì chi phí sử dụng để mua tài sản trên sẽ được phân bổ dần vào trong chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Những kỳ hoạt động kinh doanh trong kỳ này phải được tối đa là 3 năm.
Cách tính chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
Phương pháp phân bổ CCDC
Sẽ có hai phương pháp phân bổ CCDC như sau:
- Phương pháp đầu tiên là phương pháp hạch toán toàn bộ những chi phí sản xuất, kinh doanh ở trong kỳ của công ty. Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp giá trị của công cụ, dụng cụ nhỏ. Hoặc là thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ này ngắn, chỉ sử dụng được trong vòng 1 kỳ kế toán.
- Phương pháp thứ hai là phương pháp hạch toán vào tài khoản 242. Và hàng tháng sẽ tính phân bổ vào trong chi phí sản xuất và kinh doanh của công ty. Phương pháp này sẽ được áp dụng vào trong trường hợp công cụ, dụng cụ có giá trị lớn. Hoặc là công cụ, dụng cụ này sẽ được sử dụng lâu dài, ở trong nhiều kỳ kế toán.
Tính chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
Nếu như bạn muốn tính phân bổ CCDC thì bạn có thể dựa theo công thức dưới đây:
Tính giá trị phân bổ hàng năm: Giá trị công cụ, dụng cụ/thời gian phân bổ
Tính giá trị phân bổ hàng kỳ: Giá trị phân bổ hàng năm/12 tháng
Tiến hành hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Khi mua công cụ dụng cụ
Khi mua công cụ, dụng cụ, bạn sẽ xác định:
- Nợ TK 153 là giá trị của công cụ, dụng cụ được mua vào khi chưa tính thuế GTGT
- Nợ TK 1331 là tiền thuế GTGT
- Có TK 111/ TK112/ TK311 là tổng giá trị tiền mua hàng
Khi xuất công cụ, dụng cụ để phục vụ doanh nghiệp
- Trước khi tiến hành phân bổ chi phí công cụ và dụng cụ thì cần phải xác định là sử dụng nó cho bộ phận nào. Xác định được trước ngày đưa công cụ, dụng cụ vào trong sử dụng. Và bạn cần phải xác định được ngày phân bổ CCDC
- Trong trường hợp mà công cụ, dụng cụ có giá trị thấp và nó chỉ được sử dụng ở trong một kỳ kế toán. Thì trường hợp này kế toán viên sẽ tiến hành hạch toán vào trong chi phí sản xuất và kinh doanh.
Xem thêm:
Công việc của kế toán cần làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán