Có không ít những doanh nghiệp đang hoạt động bình thường nhưng lại bị đóng mã số thuế (MST). Việc bị đóng MST sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn trong công việc. Vậy thì khi gặp trường hợp bị đóng mã số thuế cần phải giải quyết như thế nào? Nội dung của bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Bị đóng mã số thuế là gì?
Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một MST riêng của mình trên hệ thống dữ liệu của
Cơ quan thuế. Tình trạng bị đóng MST là khi mà MST của một doanh nghiệp đột nhiên bị ngừng hoạt động, hay còn gọi là bị khóa.
Việc mã số thuế của doanh nghiệp bị khóa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác Thuế của doanh nghiệp. Ví dụ như là nếu bị đóng MST thì bạn không thể thực hiện được một số những nghiệp vụ như là nộp Thuế hay là nộp tờ khai Thuế.
Những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp bị đóng mã số thuế
Trong Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC, quy định về những đối tượng doanh nghiệp đóng Thuế sẽ bị chấm dứt hiệu lực của MST.
- Doanh nghiệp không hoạt động ở đúng vị trí mà trước đó đã đăng ký hoạt động kinh doanh
- Không nắm rõ hoặc là không chấp hành quy định về thời hạn nộp kê khai hoặc là nộp tờ khai Thuế.
- Kế toán viê không nắm được những nguyên tắc và quy định về việc nộp Thuế hay là những quy định về nộp chậm Thuế.
- Kế toán viên không nhận được hoặc là nhận muộn thông báo Chi cục thuế trực tiếp quản lý gửi về doanh nghiệp.
- Không phân bổ rõ ràng về bộ phận kê khai Thuế và nộp Thuế. Vì thế mà không chấp hành đúng Luật thuế đã đưa ra về mảng Thuế doanh nghiệp.
Khi bị đóng MST thì không nên làm những việc gì?
Trong trường hợp bị đóng MST, nhiều kế toán viên sẽ bị hoảng loạn và không biết phải giải quyết như thế nào. Khi doanh nghiệp của bạn xảy ra những trường hợp này thì cần phải bình tĩnh. Đặc biêt là kế toán viên không nên làm những công việc dưới đây.
- Kế toán bán hàng không nên xuất hóa đơn bán hàng, mặc dù có nghiệp vụ bán hàng diễn ra. Bạn có thể lập hóa đơn nhưng hãy đợi khi MST được mở lại thì mới xuất hóa đơn bán hàng.
- Trong quá trình MST chưa được mở ra thì không nên lập tờ khai Thuế của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp này thì kế toán viên đặc biệt không nên nộp Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
- Đặc biệt là nộp Thuế qua mạng. Một khi MST đang bị khóa thì kế toán viên tránh việc nộp qua mạng. Bởi vì có thể gặp phải rủi ro.
Khi bị đóng mã số thuế thì cần phải xử lý như thế nào?
Đầu tiên, để có thể khắc phục được tình trạng bị đóng MST. Bạn cần phải biết được lý do vì sao mà doanh nghiệp của mình lại bị đóng MST. Hãy dựa vào những nguyên nhân ở phần trên để tìm ra lý do của mình. Bởi vì khi biết lý do thì bạn mới có thể khắc phục được.
Ví dụ như trong trường hợp công ty của bạn bị đóng MST do hoạt động kinh doanh. HĐKD không đúng với địa điểm đã đăng ký trên GPKD. Vậy thì bạn cần phải chuyển về địa điểm kinh doanh chuẩn như đã đăng ký trên GPKD.
Sau đó thì kế toán viên sẽ tiến hành gửi công văn lên Cục thuế trực tiếp để xin mở MST của công ty. Sau khi đã nhận được công văn của bạn, Cơ quan thuế sẽ làm việc trong vòng 5 ngày. Cơ quan thuế sẽ tiến hành lập biên bản về những vi phạm của người nộp Thuế. Bên cạnh đó thì trong biên bản vi phạm cũng sẽ có kèm theo mức độ xử phạt hành chính đối với những người nộp Thuế vi phạm. Mức độ phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ sẽ dựa vào mức độ vi phạm của người nộp Thuế.
Sau khi người nộp Thuế đã nhận được biên bản vi phạm của Cơ quan thuế gửi về. Bạn cần phải tiến hành nộp hành chính số tiền trong biên bản ghi. Khi người nộp Thuế đã nộp đầy đủ số tiền vi phạm thì Cơ quan Thuế sẽ tiến hành thủ tục mở MST.
Xem thêm: