Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất...

Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất cho kế toán viên

285

Báo cáo tài chính chắc chắn đã trở thành công việc quá quen thuộc đối với kế toán viên. Nhưng việc lập Báo cáo tài chính không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bạn viết Báo cáo theo Thông tư 133. Bởi vì khi viết Báo cáo theo Thông tư này thì bạn cần phải viết chính xác. Vậy thì lập báo cáo như thế nào? Hãy theo dõi những thông tin trong bài viết này.

Lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất cho kế toán viên

Lập Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng giả định hoạt động

Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng được giả định hoạt động liên tục thì sẽ áp dụng hệ thống Báo cáo sau đây.

Các Báo cáo tài chính bắt buộc

Trong Thông tư 133 thì những mẫu Báo cáo tài chính bắt buộc cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ như sau:

  • Đối với mẫu Báo cáo tình hình hành chính thì sẽ sử dụng mẫu B01a- DNN
  • Đối với mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thì sẽ sử dụng mẫu B02- DNN
  • Đối với bản thuyết minh báo cáo tài chính thì sẽ sử dụng mẫu B09- DNN
  • Đối với bảng cân đối tài khoản thì sẽ sử dụng mẫu F01- DNN

Lưu ý đối với kế toán viên, khi lập Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào tình hình hoạt động của công ty như thế nào mà kế toán có thể lựa chọn giữa B01a-DNN hoặc là B01b- DNN. Nhưng thông thường thì kế toán của các doanh nghiệp sẽ lựa chọn mẫu B01a- DNN.

Loại Báo cáo không bắt buộc

Ngoài những mẫu Báo cáo bắt buộc phải lập theo Thông tư 133 thì bên cạnh đó còn có những mẫu Báo cáo không bắt buộc. Tuy nhiên thì những mẫu Báo cáo này sẽ được khuyến khích lập. Đó chính là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với mẫu B03- DNN.

Lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất cho kế toán viên

BCTC cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng giả định hoạt động

Đối với những doanh nghiệp không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục. Nhữn doanh nghiệp này sẽ phải áp dụng những Báo cáo theo Thông tư 133 sau đây.

Đối với các mẫu Báo cáo tài chính bắt buộc

Một số những mẫu BCTC mà doanh nghiệp bắt buộc phải lập theo TT113 như sau:

  • Khi lập Báo cáo tình hình tài chính thì kế toán sẽ áp dụng mẫu số B01- DNNKLT
  • Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán viên sẽ áp dụng mẫu số B02- DNN
  • Bản thuyết minh BCTC sẽ được áp dụng theo mẫu B09- DNNKLT

Mẫu BCTC không bắt buộc

Đối với các doanh nghiệp hện thống vừa và nhỏ không đáp ứng giả định hoạt động liên tục thì sẽ có mẫu BCTC không ép buộc. Đó là mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu B03- DNN. Tuy là không bắt buộc phải lập nhưng vẫn được khuyến khích lập mẫu BC này.

Những quy định về lập Báo cáo tài chính theo thông tư 133

  • BCTC là một phương pháp được sử dụng để cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính. Trong Báo cáo tài chính sẽ phản ánh chân thực tình hình kinh doanh cũng như là những luồng tiền của doanh nghiệp. Trong BCTC cần phải cung cấp những thông tin quan trọng: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu; Các mức thu nhập khác; Tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp; Phân chia kết quả kinh doanh.
  • Đối với BCTC của năm, quy định kế toán viên cần trình bày đầy đủ những thông tin như sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp; Ngày lập BCTC; Ngày kết cuối cùng kết thúc kì kế toán; Đơn vị tiền tệ sử dụng để trình bày BCTC, lập trình và ghi sổ kế toán.

Ngoài những thông tin quan trọng trên thì kế toán viên còn phải lưu ý. Trong Bản thuyết minh BCTC cần có những thông tin cụ thể về tình hình tài chính. Những thông tin này sẽ có vai trò là để giải trình cho những thông tin trong BCTC.

Một số lưu ý khi lập Báo cáo tài chính theo TT133

  • Những đối tượng được lập BCTC là tất cả các loại hình doanh nghiệp, dù là quy mô nhỏ hay vừa. Các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực tài chính, kinh tế trên cả nước.
  • Việc ký chữ kí trên BCTC cần phải được kí đúng theo quy định trong TT133
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không tự lập BCTC mà thuê dịch vụ để lập. Thì trong BCTC cần phải kí và ghi rõ về số giấy đăng kí chứng nhận hành nghề của dịch vụ đó.

Xem thêm:

Các lỗi sai kế toán thuế thường gặp mà bạn cần phải tránh xa

Những hành vi xử phạt kế toán bạn cần ghi nhớ

Bỏ túi các mẹo sắp xếp chứng từ kế toán doanh nghiệp