Kế toán cho giám đốc old 7 cách để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại doanh...

7 cách để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại doanh nghiệp

1365

Theo thống kê từ tạp chí Organisation Science, một nhân viên kinh doanh kiếm được 8 đô la mỗi giờ sẽ khiến công ty mất hàng ngàn đô la khi nhân viên đó rời đi. Bên cạnh việc giảm năng suất, các công ty thường phải tốn chi phí cho những nhân viên này trong ba lĩnh vực: phỏng vấn, tuyển dụng và đào tạo. Dưới đây là 7 cách cắt giảm các chi phí này bằng việc giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tại doanh nghiệp.

giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

1. Tuyển dụng đúng người

Một trong những cách tốt nhất để giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tại doanh nghiệp của bạn là tuyển nhân viên phù hợp ngay từ đầu. Hãy bắt đầu với việc giới thiệu cho các ứng viên biết về sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp. Thông điệp này sẽ thể hiện lý do tồn tại của tổ chức bạn cũng như văn hóa nơi đây. Từ đó, những ứng viên yêu thích sự khác biệt của công ty bạn sẽ có khả năng ở lại và gắn bó lâu dài.

giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Để làm được điều đó thì hãy thiết kế các bản mô tả công việc một cách rõ ràng nhất giúp thu hút nhân tài phù hợp cho các vị trí khác nhau trong công ty của bạn. Một nhân viên tốt sẽ muốn biết liệu các kỹ năng của họ có phù hợp với những gì bạn cần cho vị trí đang còn trống không và liệu công việc đó có đủ cơ hội để phát triển bản thân họ một cách chuyên nghiệp hay không.

Một nghiên cứu của Harvard Business Review cho thấy khoảng 80% số nhân viên nghỉ việc là do các quyết định tuyển dụng kém. Sử dụng các bài kiểm tra năng lực và kỹ năng để sàng lọc nhân viên tiềm năng là một cách khá tốt để giảm rủi ro tuyển dụng sai người.

Các bài kiểm tra này sẽ xác minh trình độ kỹ năng của nhân viên, đặc biệt là với các vị trí yêu cầu chuyên môn về kỹ thuật. Bạn có thể tự phát triển các bài kiểm tra dành riêng cho doanh nghiệp của mình hoặc mua chúng từ các công ty phát triển phần mềm nhất định.

2. Cung cấp chế độ đãi ngộ và lợi ích cạnh tranh

Nhìn chung, để nói về một công việc tốt thì mức lương không phải là tất cả. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó lại là yếu tố thúc đẩy các nhân viên giỏi tìm kiếm một môi trường làm việc khác có mức lương cao hơn. Nếu đã nhiều năm rồi bạn chưa được xem xét tăng lương thì bạn có thể sẽ chi trả cho nhân viên của mình không được nhiều như đối thủ cạnh tranh đối xử với nhân viên của họ.

giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Không có nhân viên nào giống hoàn toàn nhân viên nào. Việc đánh giá các kỹ năng, kinh nghiệm cũng như kiến ​​thức công việc chuyên môn của nhân viên sẽ giúp bạn biết khi nào bạn nên tăng lương và thưởng cho nhân viên của mình.

Nếu bạn không xét đến những kỹ năng và kinh nghiệm mới đạt được của nhân viên để thưởng thêm cho họ thì điều đó sẽ buộc họ phải tìm đến các đối thủ cạnh tranh gần nhất của bạn. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và hiểu rõ về chế độ đãi ngộ của họ là vô cùng quan trọng trong việc giữ chân những nhân sự tài năng. Nếu bạn muốn những nhân tài hàng đầu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì bạn cần phải cung cấp cho họ những chế độ đãi ngộ tương đương hoặc cao hơn đối thủ của mình.

3. Chấp nhận lịch làm việc linh hoạt

Bên cạnh lương và lợi ích, lịch làm việc linh hoạt là điều mà nhiều nhân viên ưu tiên nhất trong công việc của họ. Một lịch làm việc linh hoạt phổ biến cho phép nhân viên làm thêm giờ trong tuần làm việc và nghỉ làm vào ngày thứ Sáu.

Tùy thuộc vào các dịch vụ của công ty bạn, bạn cũng có thể cho phép các nhân viên làm việc sớm hơn vào buổi sáng hoặc muộn hơn vào buổi tối theo cách có lợi nhất cho họ. Hầu hết các công cụ chấm công trên web hiện nay đều hỗ trợ truy cập và nhập liệu trong 24 giờ từ nhiều thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.

Cho phép nhân viên của bạn làm việc từ xa cũng giúp họ cảm thấy vui vẻ và có động lực ở lại lâu dài với công ty của bạn. Làm việc từ xa giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho nhân viên, khiến họ bớt phải lo nghĩ về về việc di chuyển, nhất là trong những thành phố lớn lúc nào cũng đông đúc và bận rộn.

4. Tích cực khen ngợi nhân viên

Giấu đi những lời khen ngợi cho một công việc được thực hiện tốt chắc chắn sẽ làm giảm bớt sự hợp tác, tính sáng tạo cũng như năng suất của nhân viên. Nhiều nhà quản lý muốn công nhận những nhân viên có hiệu suất cao, nhưng họ lại quên làm điều đó ngay khi có cơ hội.

Việc tạo ra một chương trình khen thưởng chính thức trong công ty sẽ nhắc nhở bạn khen ngợi thành công của nhân viên đúng cách và đúng thời điểm. Những lời khen thường có tác động nhiều nhất đến thái độ và hành vi của người lao động. Nhân viên của bạn đã nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc, vì vậy sự công nhận của bạn nên phản ánh chính xác những nỗ lực đó của họ. Khi đưa ra một lời khen ngợi bằng lời nói hoặc văn bản, hãy miêu tại lại một cách chi tiết những hành động đáng khen của nhân viên của bạn. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy ngay cả những việc làm nhỏ nhất của mình cũng được lãnh đạo quan tâm và trân trọng.

nhân viên nghỉ việc

Ngoài ra, các nhân viên cũng thích sự công nhận chính thức vì điều đó giúp họ nổi bật khi họ ứng tuyển vào các vị trí cao hơn trong công ty của bạn. Một số nhân viên có hiệu suất cao có thể cảm thấy chán nản nếu thành tích và thái độ làm việc của họ không được chú ý. Điều này sẽ khiến nhân viên có hiệu suất làm việc cao từ bỏ thái độ làm việc tích cực của họ bởi vì họ nhận thấy dường như không ai chú ý đến những nỗ lực, cố gắng của mình.

5. Đặt kỳ vọng chính xác

Đặt kỳ vọng với trách nhiệm công việc là rất quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Hãy tưởng tượng một tình huống rằng bạn vừa thuê một vài người để bán lẻ tại cửa hàng quần áo ở trung tâm thành phố. Nhân viên hiện tại của bạn biết rằng văn phòng công ty đã ngừng dịch vụ vệ sinh do cắt giảm ngân sách gần đây. Lúc này, bạn rất mong muốn tất cả các cộng tác viên bán hàng chia sẻ gánh nặng dọn dẹp nhà vệ sinh hàng ngày.

Tuy nhiên, bạn chưa làm rõ kỳ vọng này bằng thông báo văn bản tới toàn bộ cửa hàng. Những nhân viên mới có thể sẽ không thực hiện trách nhiệm dọn dẹp của họ nếu họ không được thông báo về nhiệm vụ mới một cách trực tiếp, trước hoặc sau khi bạn tuyển họ. Những kỳ vọng như thế này nên được chính thức công bố và đưa vào các hoạt động hàng ngày của nhân viên. Và đừng quên đảm bảo rằng các câu hỏi của nhân viên liên quan đến những mong đợi về vai trò của họ sẽ luôn được trả lời kỹ lưỡng.

6. Giao tiếp một cách rõ ràng

Gần như tất cả các giao dịch kinh doanh đòi hỏi việc giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Khi các hình thức giao tiếp này được thực hiện đúng, hai hoặc nhiều bên sẽ hiểu và phản hồi các thông điệp về giá trị công ty, dịch vụ khách hàng và hiệu suất của nhân viên. Giao tiếp một cách mạch lạc, rõ ràng cần rất nhiều sự luyện tập, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách bám sát vào chủ đề đang nói và chú ý lắng nghe phản hồi từ những người khác.

Các ứng dụng công nghệ như nền tảng cộng tác, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng và phần mềm tính lương thường giúp nội bộ công ty trao đổi với nhau dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao tiếp trực tiếp sẽ thể hiện được sự tôn trọng dành cho những nhân viên đang tìm kiếm lý do để ở lại với công ty bạn. Vì vậy, để giữ chân những nhân viên giỏi thì bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên thuần thục kỹ năng giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu.

7. Thúc đẩy tình bạn giữa các nhân viên

Trong khi thế giới bên ngoài đang đối phó với tỷ lệ trầm cảm gia tăng hàng năm thì bạn có thể biến văn phòng của mình thành thiên đường hạnh phúc cho tất cả mọi người bằng cách gia tăng sự tương tác, kết nối giữa các nhân viên trong công ty. Khi nhân viên của bạn làm việc với những người họ biết và yêu mến, họ có nhiều khả năng gắn bó lâu dài với công ty và làm việc chăm chỉ hơn.

tình bạn

Thúc đẩy tình bạn giữa các nhân viên của bạn bằng cách lên lịch cho một sự kiện vui chơi dã ngoại, team-building… Các trò chơi tương tác kết hợp tư duy logic sẽ giúp nhân viên trở nên nhạy bén khi họ khám phá ra những điểm mạnh và khuyết điểm của nhau.

Cho dù doanh nghiệp của bạn kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ gì, những nhân viên tuyệt vời chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc là điều không thể không nhắc tới. Nếu bạn có kế hoạch phát triển tổ chức của mình, bạn sẽ cần những nhân viên trung thành và tài năng luôn sẵn sàng chiến đấu. Và kết quả bạn đạt được sẽ là lòng trung thành của nhân viên cũng như lợi nhuận dài hạn của công ty đạt được nhờ những nhân viên đó. Xét cho cùng thì chính những nhân viên mới là tài sản lớn nhất mà doanh nghiệp có được.

Xem thêm:

Lịch nghỉ tết nguyên đán 2020 chi tiết nhất

CEO đánh giá năng lực nhân viên dựa trên các tiêu chí sau

Tuyệt chiêu giữ chân khách hàng mà Giám đốc Marketing cần biết