Kinh nghiệm Những kinh nghiệm “bỏ túi” khi bàn giao công việc kế toán

Những kinh nghiệm “bỏ túi” khi bàn giao công việc kế toán

3409

Khi bạn là một nhân viên mới trong ngành kế toán, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều công việc. Tuy nhiên, trước đó thì một kế toán mới cần phải tiến hành bàn giao công việc kế toán. Việc bàn giao này sẽ được tiến hành đối với kế toán cũ của công ty. Và khi thực hiện bước bàn giao công việc thì bạn cần phải biết cách để bàn giao đủ hết sổ sách, giấy tờ.

Cần phải yêu cầu kế toán cũ bàn giao những công việc gì?

Đầu tiên, khi bàn giao công việc kế toán, bạn sẽ yêu cầu kế toán cũ bàn giao lại cho mình những giấy tờ quan trọng đối với doanh nghiệp. Một số những loại giấy tờ quan trọng mà kế toán cần bàn giao như sau:

  • Hoán đơn GTGT là loại giấy tờ quan trọng. Bạn cần phải yêu cầu kế toán cũ bàn giao cho mình toàn bộ những loại hóa đơn này. Các hóa đơn GTGT đầu ra bắt đầu tư khi thành lập công ty cho đến lần quyết toán gần nhất.
  • Bảng kê khai những hóa đơn mua vào của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì cần phải có đầy đủ hóa đơn GTGT đầu vào của công ty.
  • Bạn cần phải nhận lại những tờ khai thuế của doanh nghiệp theo tháng và theo quý. Và bạn cần phải sắp xếp toàn bộ những tờ kê khai thuế này theo từng năm riêng biệt. Sau đó kế toán mới cần phải kiểm tra về số dư. Xem số dư trên tờ khai có trùng khớp với hóa đơn trên Báo cáo tài chính. Bạn sẽ dựa vào Báo cáo tài chính tài khoản 1331.
  • Bàn giao toàn bộ Báo cáo tài chính trong năm
  • Bàn giao lại toàn bộ Báo cáo về việc sử dụng hóa đơn trong doanh nghiệp
  • Sổ sách kế toán của doanh nghiệp, cần bàn giao lại toàn bộ các năm
  • Những hợp đồng mua bán của công ty. Bao gồm có hợp đồng mua bán đầu ra và mua bán đầu vào.
  • Hồ sở của toàn bộ nhân sự ở trong công ty.
  • Sổ phụ ngân hàng
  • Báo cáo về vấn đề xuất – nhập – tồn hàng hóa trong kho

Khi bàn giao sổ sách kế toán cần kiểm chứng số liệu nào?

Số liệu đối với các doanh nghiệp cực kì quan trọng. Nếu bạn để xảy ra những sai sót thì sẽ gây ra khó khăn cho bạn trong công việc về sau.  Vậy nên khi bàn giao công việc kế toán cần phải kiểm tra lại kĩ các số liệu.

  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào của công ty, xem có thực sự là khớp với bảng kê khai kết quả hoạt động của công ty hay không.
  • Đối với một số những trường hợp trong qua trình kiểm tra hóa đơn GTGT:

+  Khi có đầy đủ những bản kê khai thuế. Bên cạnh đó thì bạn cần phải kiểm tra cả chứng từ gốc, có đầy đủ chứng từ gốc mới nhận.

+ Số tiền kê khai thuế có thực sự trùng khớp với trong hóa đơn hay là chứng từ gốc hay không.

+ Đối với những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng thì sẽ phải thanh toán bằng chuyển khoản. Trong trường hợp mà hóa đơn được thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ được đánh dấu riêng. Sau đó kế toán viên mới sẽ thông báo lại lên Ban giám đốc.

  • Đối với những công ty mà có thêm văn phòng giao dịch ở địa điểm khác. Bạn cần phải chú ý là cần có mẫu 08. Bên cạnh đó thì cần phải có biên lai để nộp cho địa chỉ văn phòng giao dịch đó. Trong trường hợp mà không có biên lai nộp thì sẽ bị truy thu thuế môn bài doanh nghiệp.
  • Kiểm tra kĩ càng lại toàn bộ những Báo cáo tài chính của công ty. Nếu như bạn phát hiện ra những sai sót thì cần phải báo lại để giải quyết ngay.

Bàn giao công việc kế toán: Kinh nghiệm bỏ túi cho kế toán viên

Những lưu ý khi bàn giao công việc kế toán

Trong quá trình bàn giao công việc kế toán, chắc chắn bạn không thể tránh khỏi được những sai sót. Đặc biệt là đối với kế toán viên mới vào nghề thì lại càng phải chú ý hơn.

  • Cần phải kiểm kê lại quỹ tiền mặt thực tế của doanh nghiệp. Chú ý là kiểm kê cho đến ngày mà bạn nhận bàn giao
  • Kiểm tra kĩ kho hàng. Đối với những mặt hàng có dấu hiệu bị hỏng hoặc là bị mất hàng thì cần lập biên bản luôn.
  • Ghi nhận lại toàn bộ công nợ của người mua và người bán. Kế toán viên lưu ý là sẽ ghi nhận tính cho đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm:

Mới làm kế toán cần bỏ túi ngay những bí quyết này

Vị trí Giám đốc sáng tạo và những điều mà bạn chưa biết đến

Muốn làm CEO thì cần phải có những tố chất này