Việc nộp chậm thuế đã không còn xa lạ gì đối với kế toán viên. Có rất nhiều các doanh nghiệp còn thường xuyên mắc phải tình trạng nộp chậm thuế. Thường thì nếu như nộp chậm thuế doanh nghiệp thì sẽ bị phạt theo Luật thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên thì trong một số trường hợp, nếu như bạn nộp chậm thuế thì sẽ không bị phạt. Vậy thì những trường hợp đó là gì? Hãy tìm hiểu trong nội dung bài viết này.
Những trường hợp nộp chậm thuế doanh nghiệp không bị phạt
Những trường hợp dưới dây khi bạn nộp chậm thuế doanh nghiệp thì sẽ được miễn phạt hành chính.
- Trường hợp kế toán viên bất ngờ bị dịch bệnh, gặp thiên tai, hỏa hoạn và không có đủ sức khỏe để đi nộp thuế.
- Trường hợp kế toán viên mắc bênh hiểm nghèo và không thể đi nộp thuế.
- Một số những trường hợp bất khả kháng khác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình của kế toán viên.
Đây là một số những trường hợp khi mà gặp phải thì sẽ không bị phạt hành chính. Tuy nhiên thì sau đó bạn cần phải chuẩn bị được hồ sơ để chứng mình tình trạng của mình. Bởi vì có hồ sơ chứng thực thì cơ quan Thuế với miễn phạt hành chính cho bạn.
Thủ tục hồ sơ miễn phạt nộp chậm thuế của doanh nghiệp
Đối với hồ sơ bị thiên tại, hỏa hoạn, dịch bệnh
Đối với trường hợp này thì bạn cần phải chuẩn bị được những giấy tờ như sau:
- Biên bản chứng thực cho vụ hỏa hoạn, chứng minh tài sản đã bị thiệt hại trong vụ cháy đó. Biên bản này phải được xác nhận từ những cơ quan có thẩm quyền như là Hội đồng định giá. Hoặc là bạn có thể xin xác nhận từ các công ty dịch vụ định giá bên ngoài.
- Văn bản xác nhận về việc bạn gặp phải hỏa hoạn, thiên tai và thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, thiên tai. Văn bản này thì bạn có thể xin cấp từ các cơ quan chính quyền của địa phương nơi mình sinh sống.
- Hồ sơ thiệt hại đã được cơ quan bảo hiểm kí kết và bồi thường cho bạn
- Hồ sơ quy định về việc tổ chức, cá nhân phải bồi thường
Đây là những giấy tờ cần thiết cần có trong hồ sơ miễn nộp tiền phạt. Kế toán viên cần phải chuẩn bị được những loại giấy tờ này thì hồ sơ mới có hiệu lực.
Đối với hồ sơ bị bệnh hiểm nghèo
Đối với hồ sơ bị bệnh hiểm nghèo thì bạn cần phải chuẩn bị được những giấy tờ dưới đây:
- Sổ khám bệnh có chữ kí và đóng dấu của bệnh viện. Sổ khám bệnh cần phải nêu rõ được tình trạng bệnh hiểm nghèo mà mình đang mắc phải.
- Hóa đơn kê khai chi phí khám và chữa bệnh, mua thuốc trong bệnh viên. Cần có xác nhận của bệnh viện hoặc là của bác sĩ điều trị trực tiếp.
- Hồ sơ xác nhận đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh, mua thuốc của công ty bảo hiểm.
Đây là toàn bộ những giấy tờ có liên quan đến việc bạn bị mắc bệnh hiểm nghèo. Kế toán viên cần phải lưu ý là có đầy đủ dấu và chữ kí thì hồ sơ mới có hiệu lực.
Thời gian giải quyết hồ sơ miễn phạt hành chính
- Bắt đầu kể từ ngày gặp phải thiên tai, thời gian sẽ được tính là 60 ngày. Trong vòng 2 tháng này thì kế toán viên cần phải tiến hành làm hồ sơ và nộp lên trên cơ quan thuế để xét duyệt.
- Đối với những bộ hồ sơ miễn nộp phạt mà đầy đủ toàn bộ giấy tờ thì thời gian giải quyết sẽ nhanh chóng hơn nhiều. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày cơ quan Thuế bắt đầu nộp hồ sơ thì sẽ được giải quyết. Và trong vòng 10 ngày thì cơ quan Thuế sẽ trực tiếp gửi văn bản thông báo cho bạn.
- Đối với những bộ hồ sơ mà chưa đầy đủ giấy tờ thì cơ quan thuế sẽ có cách giải quyết. Đó là trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản cho kế toán viên để bổ sung hồ sơ và giải trình. Khi kế toán viên đã nhận được văn bản thông báo của Cục thế thì sẽ phải tiến hành giải trình hoặc là bổ sung hồ sơ đầy đủ trong thời hạn là 10 ngày.
Xem thêm:
Tuyệt chiêu giữ chân khách hàng mà Giám đốc Marketing cần biết