Nổi bật 2 Quy định về mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế...

Quy định về mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp

1389

Hành vi trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của sự việc, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ketoan.vn xin tổng hợp các mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế tại bài dưới đây.

mức phạt hành vi trốn thuế

Doanh nghiệp bị coi là trốn thuế, gian lận thuế khi nào?

Người nộp thuế bị coi là trốn thuế, gian lận thuế khi:

– Người nộp thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế.

– Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp. Cá nhân, tổ chức sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế.

– Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế. Việc này làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

– Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra. Hậu quả là làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực.

– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

– Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

– Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

– Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

– Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

– Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế

Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.

Ngoài các mức phạt sau đây, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách Nhà nước.

See the source image

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 13, Thông tư 166/2013/TT-BTC:

– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn áp dụng với người nộp thuế vi phạm lần đầu. Trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế.

– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn áp dụng với người nộp thuế vi phạm lần hai mà có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn

Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn áp dụng đối với các đối tượng:

– Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng.

– Vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn

Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn áp dụng đối với các đối tượng:

– Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ.

– Vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn

Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn áp dụng đối với các đối tượng:

– Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng.

– Vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn

Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn áp dụng đối với các đối tượng:

– Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên.

– Vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng.

– Vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Xem thêm:

Các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế

Giấy đề nghị tạm ứng là gì? Mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất

Bình ổn giá là gì? Hưỡng dẫn phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá