Nghiệp Vụ old Bình ổn giá là gì? Hưỡng dẫn phương pháp kế toán Quỹ...

Bình ổn giá là gì? Hưỡng dẫn phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá

1047

Chắc hẳn bạn đọc không còn xa lạ với thuật ngữ bình ổn giá, tiêu biểu là bình ổn giá xăng dầu. Vậy thì bình ổn giá là gì? Hàng hóa, dịch vụ nào được thực hiện bình ổn giá? Phương pháp kế toán quỹ bình ổn giá như thế nào? Hãy cùng Ketoan.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

See the source image

Bình ổn giá là gì?

Bình ổn giá là việc Nhà nước sử dụng các biện pháp thích hợp để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ hoặc biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác.

Đối tượng thực hiện bình ổn giá

Bình ổn giá chỉ được thực hiện đối với những hàng hóa, dịch vụ nhất định. Theo Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ, những hàng hóa, dịch vụ sau đây thuộc đối tượng thực hiện bình ổn giá:

– Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế. Bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut.

– Điện bán lẻ.

– Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

– Phân đạm urê, phân NPK.

– Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ.

– Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

– Muối ăn.

– Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

– Đường ăn, bao gồm cả đường trắng và đường tinh luyện.

– Thóc, gạo tẻ thường.

– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trên đây là toàn bộ danh mục các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá theo Thông tư 200

Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán quỹ bình ổn giá. Theo Thông tư 200, Quỹ bình ổn giá có tài khoản là 357.

>>> Tải miễn phí Thông tư 200/2014/TT-BTC – Chế độ kế toán doanh nghiệp

See the source image

Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá là tài khoản dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình. Ví dụ như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.

Nguyên tắc kế toán tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá

Doanh nghiệp phải trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ sử dụng tài khoản này nếu pháp luật yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Quỹ bình ổn giá khi trích lập được tính vào giá vốn hàng bán, khi sử dụng Quỹ cho mục đích bình ổn giá, doanh nghiệp được ghi giảm giá vốn hàng bán.

Quỹ bình ổn giá trên bảng cân đối kế toán có mã số 323. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Quỹ bình ổn giá hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá

Bên Nợ: Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng.

Bên Có: Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Số dư bên Có: Số quỹ bình ổn giá hiện còn của doanh nghiệp cuối kỳ.

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi trích lập Quỹ bình ổn giá

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 357 – Quỹ bình ổn giá.

Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 357 – Quỹ bình ổn giá

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Trên đây là các thông tin liên quan đến quỹ bình ổn giá. Bạn đọc cần nắm rõ để tránh sai sót trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Phương thức thanh toán L/C là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Nội dung của kế toán hành chính sự nghiệp?

Thành lập doanh nghiệp và những thông tin quan trọng về đăng ký doanh nghiệp

Thông tư 107/2017/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp