Kinh nghiệm Kế toán hành chính sự nghiệp cần lưu ý những vấn đề...

Kế toán hành chính sự nghiệp cần lưu ý những vấn đề này

1589

Kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) là một trong những vị trí kế toán quan trọng ở trong các cơ quan, doanh nghiệp. Khi bạn ngồi ở trong vị trí này thì cần phải biết cách giải quyết tốt nhất công việc của mình. Bởi vì kế toán viên nắm giữ rất nhiều những tài liệu quan trọng của công ty.

Kế toán hành chính sự nghiệp cần lưu ý những vấn đề này

Cần làm gì với sổ kế toán của cơ quan Hành chính sự nghiệp?

Kế toán viên sẽ là người cầm sổ của cơ quan HCSN. Tuy vậy thì không phải là nhân viên kế toán nào cũng sẽ biết là mình cần phải làm gì với sổ của cơ quan. Đối với kế toán viên hành chính sự nghiệp thì cần phải mở sổ ra để ghi chép. Cụ thể là bạn cần phải hệ thống lại toàn bộ những nghiệp vụ, kinh tế. Sau đó thì thực hiện quá trình lưu trữ toàn bộ những chứng từ có phát sinh liên quan đến bộ phận kế toán.

Một số những lưu ý về sổ kế toán cho kế toán hành chính sự nghiệp như sau:

  • Một kỳ kế toán năm, mỗi kế toán viên HCSN chỉ được sử dụng duy nhất một sổ ghi chép. Sổ này sẽ bao gồm cả sổ tổng hợp và cả sổ kế toán ghi chép.
  • Tất cả các kế toán viên ở trong các doanh nghiệp cần lưu ý. Đó chính là các loại sổ đều cần phải được ghi chép đầy đủ theo trình tự và mẫu sổ cho trước.

Nguyên tắc mở sổ cho kế toán hành chính sự nghiệp

Đối với các cơ quan, đoàn thể có đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp, điều cần phải biết đó chính là nguyên tắc mở sổ. Nếu như kế toán viên không biết đến những nguyên tắc này thì sẽ rất dễ làm sai.

Khi bảo quản và lưu trữ sổ kế toán

  • Sổ kế toán được coi như là “bảo vật” trong bất cứ cơ quan hay là doanh nghiệp nào. Nhiệm vụ lớn nhất của kế toán viên đó chính là lưu trữ sổ kế toán sao cho an toàn và đảm bảo nhất. Cần phải thực hiện quản lý chặt chẽ số kế toán. Hoặc là bạn có thể thực hiện phân công rõ ràng về nhiệm vụ lưu giữ sổ của từng người.
  • Trong công ty, doanh nghiệp chắc chắn không thể tránh khỏi việc thay đổi kế toán giữ sổ. Khi quá trình này diễn ra thì kế toán trưởng phải là người thực hiện bàn giao nhiệm vụ. Cần bàn giao sổ ghi chép từ kế toán cũ sang cho kế toán mới. Đối với trách nhiệm về sổ kế toán sẽ thuộc về cả hai bên. Nhân viên kế toán cũ sẽ là người chịu trách nhiệm về dữ liệu sổ trước đó. Còn nhân viên kế toán cũ sẽ là người chịu trách nhiệm về sổ từ ngày cầm sổ.

Kế toán hành chính sự nghiệp cần lưu ý những vấn đề này

Quá trình ghi chép nội dung trong sổ kế toán doanh nghiệp

  • Một kế toán viên chắc chắn cần phải nhanh tay và luôn đảm bảo được độ chính xác. Cụ thể là bạn cần phải nhanh chóng cập nhật đầy đủ số liệu vào trong sổ ghi chép. Các số liệu luôn luôn đảm bảo được độ chính xác nhất.
  • Các dữ liệu cần được ghi chép đầy đủ và rõ ràng với nội dung của sổ ghi chép.
  • Làm kế toán viên cần phải biết một nguyên tắc đó chính là đúng theo trình tự. Bạn cần biết rằng, kế toán viên cần phải sắp xếp các hoạt động tài chính, kinh tế đúng theo trình tự phát sinh ra nó.
  • Sổ kế toán sử dụng lâu dài, vì thế mà kế toán viên có trách nhiệm là phải sắp xếp sao cho khoa học. Các sổ liệu kế toán doanh nghiệp của năm sau cần phải được đặt nối tiếp với các số liệu của năm trước. Điều này sẽ tạo nên sự liền mạch, bên cạnh đó thì kế toán viên cũng sẽ dễ dàng để theo dõi hơn.

Khi mở sổ kế toán trong quá trình làm việc

  • Đối với sổ kế toán, mở sổ cũng là dấu mốc quan trọng. Thông thường thì sổ kế toán sẽ được mở vào đầu kỳ kế toán của năm. Hoặc là sổ kế toán có thể được mở vào dịp công ty, doanh nghiệp có quyết định thành lập, đi vào hoạt động.
  • Sổ kế toán có thể được mở vào đầu năm tài chính. Sau đó sẽ chuyển toàn bộ những ngân sách của năm cũ về năm mới.

Nguyên tắc khóa sổ cho kế toán viên hành chính sự nghiệp

Không chỉ có việc mở sổ, khóa sổ doanh nghiệp cũng cần có nguyên tắc rõ ràng. Khi bạn làm việc theo nguyên tắc thì các công việc của bạn sẽ được khoa học hơn. Một số những nguyên tắc khóa sổ cho kế toán hành chính sự nghiệp như sau:

  • Khóa sổ kế toán chính là hành động cộng toàn bộ các số liệu. Sau khi cộng toàn bộ thì sẽ tính ra được những bên Nợ, bên Có và số dư cuối cùng.
  • Cuối mỗi ngày, kế toán viên cần phải thực hiện khóa sổ quỹ tiền mặt.
  • Kế toán viên cần phải thực hiện đối chiếu sổ tiền mặt với tiền mặt trong két. Nếu bị chênh lệch thì kế toán sẽ là người giải quyết vấn đề.
  • Cuối tháng là thời điểm mà kế toán viên cần phải thực hiện lập bảng quỹ tiền mặt của công ty.
  • Nếu doanh nghiệp có tiền gửi ngân hàng thì kế toán cần phải đối chiếu lại. Kế toán viên sẽ sử dụng sổ tiền mặt để đối chiếu với dữ liệu ở ngân hàng.
  • Khi đến kỳ kế toán năm, bạn cần phải khóa sổ, sau đó làm báo cáo doanh nghiệp.

Xem thêm:

Kế toán nội bộ và các công việc cần làm trong doanh nghiệp

Sai sót trong hóa đơn điện tử cần phải xử lý như thế nào?

Cách dùng Mail Merge trong Word cho kế toán để tạo hợp đồng lao động