Thuế Các nghiệp vụ khác Hạch toán lệ phí môn bài và phạt chậm nộp mới nhất...

Hạch toán lệ phí môn bài và phạt chậm nộp mới nhất đúng chuẩn Thông tư 200, 133

3201

Lệ phí môn bài là tên gọi mới của thuế môn bài được thực hiện theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 302/2016/TT-BTC. Bài viết này, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán chi tiết lệ phí môn bài theo Thông tư 200 và Thông tư 133.

hạch toán lệ phí môn bài

1. Quy định về lệ phí môn bài

Mức lệ phí môn bài được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/năm.
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/năm.

“Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Lưu ý khi hạch toán lệ phí môn bài:

  • Kế toán cần xem xét xem doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán hạch toán theo Thông tư 133 hay Thông tư 200.
  • Nếu hạch toán sai,tài khoản kế toán, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào phụ thuộc vào quy mô củ doanh nghiệp đó.

2. Các nghiệp vụ hạch toán lệ phí môn bài chủ yếu

2.1. Khi nộp tờ khai lệ phí môn bài

Dựa vào tờ khai thuế môn bài đã nộp cho cơ quan Thuế, Kế toán hạch toán như sau:

  • Nếu hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200:

Nợ TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí

Có TK 3338 – Các loại thuế khác

  • Nếu hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 3338 – Các loại thuế khác

2.2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách, hạch toán như sau (áp dụng cho cả Thông tư 133 và Thông tư 200):

Nợ TK 3338 – Các loại thuế khác

Có TK 111, 112

2.3. Cách hạch toán tiền phạt nộp chậm lệ phí môn bài

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn chậm nộp lệ phí môn bài, Cơ quan thuế sẽ có quyết định phạt. Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt của Cơ quan thuế, bút toán hạch toán như sau:

  • Khi nhận quyết định xử phạt:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 3339 – Lệ phí và các khoản phải nộp

  • Khi nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước, căn cứ giấy nộp tiền:

Nợ TK 3339 – Lệ phí và các khoản phải nộp

Có TK 111, 112

  • Cuối kỳ kết chuyển chi phí sang tài khoản Kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911 – Kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Chi phí khác

LƯU Ý:

  • Khoản tiền phạt do nộp chậm lệ phí môn bài và tiền phạt chậm nộp Tờ khai lệ phí môn bài sẽ không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
  • Theo khoản 2, điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luât.”

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về cách hạch toán lệ phí môn bài theo Thông tư hiện hành.

Xem thêm bài viết tại

Thuế môn bài là gì? Mức đóng thuế môn bài năm 2019

Quy định các mức phạt nộp chậm thuế môn bài năm 2020

Cập nhật quy định về thuế môn bài ới nhất năm 2020