Kinh nghiệm 7 điều mà sếp không thích ở kế toán nhưng “ngại” nói...

7 điều mà sếp không thích ở kế toán nhưng “ngại” nói thẳng

2182

Là một người sếp, họ có quyền đưa ra yêu cầu với nhân viên của mình. Dĩ nhiên, đó phải là những yêu cầu trong phạm vi quyền hạn; như kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn,… Và để nhân viên của mình tốt hơn, họ sẽ thẳng thắn đưa ra góp ý, phê bình. Tuy nhiên, cũng có những điều “tế nhị” sếp không thích ở nhân viên nhưng lại “ngại” nói ra. Vậy hãy cùng tìm hiểu những điều sếp không thích ở kế toán ngay sau đây. 

điều sếp không thích ở kế toán

Các bạn kế toán hãy lưu ý để luôn giữ được hình ảnh tốt đẹp trong mắt lãnh đạo của mình nhé.

1. Nói quá nhiều trong cuộc họp

Dĩ nhiên, trong cuộc họp, giữa nhân viên và cấp trên cần có sự đối thoại với nhau. Nhưng đó là khi bạn có đóng góp ý kiến cho những kế hoạch của công ty. Bạn đóng góp ý kiến một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, giàu sức thuyết phục; chắc chắn sẽ nhận được sự tán dương của sếp và đồng nghiệp.

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế nói quá nhiều. Nói nhiều chưa hẳn thể hiện bạn là người hiểu biết, say mê công việc. Đôi khi nói nhiều dẫn đến nói dài, nói dai, nói lan man sang vấn đề khác. Thậm chí bạn có thể khiến sếp khó chịu vì cho rằng bạn đang thể hiện, khoe khoang kiến thức của mình; không để cho cấp trên và đồng nghiệp được nói.

Thời hạn cuộc họp có hạn và mọi người ai cũng cần phát biểu ý kiến; vì vậy bạn nên chuẩn bị trước những ý cần nói, nói vào trọng tâm những điều thực sự cần thiết.

2. Thái độ trong cách ứng xử dù bạn làm tốt công việc

Bên cạnh năng lực chuyên môn, đạo đức là điều mà nhà quản lý quan tâm đến nhân viên. Dù bạn có làm việc tốt đến đâu nhưng có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp; luôn có thái độ chê bai, nói xấu người khác; luôn coi mình là “cái rốn của vũ trụ” thì bạn cũng không được cấp trên mấy đâu. Đây là mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp, nên sếp có thể không tiện nói thẳng với bạn; nhưng chắc chắn sếp sẽ “ghim” bạn.

Điều này hẳn sẽ ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến của bạn trong tương lai; thậm chí bạn có thể bị sa thải. Nhà quản lý sẽ cần một viên có cả tài lẫn đức hơn.

Hình ảnh có liên quan

3. Bạn thích “giấu mình” sau những bức email

Điều này có nghĩa là bạn hay phụ thuộc vào email để trao đổi công việc. Từ những vấn đề nhỏ đến chuyện lớn, tất cả bạn đều trao đổi qua email. Đúng là làm việc qua email rất thuận tiện, nhanh, có thể giải quyết bất cứ lúc nào, ở đâu. Nhưng chỉ dễ dàng với những vấn đề nhỏ, đơn giản. Còn những vấn đề lớn, phức tạp vẫn cần có sự trao đổi trực tiếp để giải quyết.

Nếu bạn đang làm việc như vậy, thì sếp có thể đánh giá bạn là người lười nhác; thiếu trách nhiệm với công việc.

4. Đưa cảm xúc cá nhân vào các đánh giá, độ tin cậy của bạn bị giảm

Trong công việc, bất đồng về quan điểm, ý kiến là điều thường thấy. Có những lúc bạn cảm thấy bực mình, khó chịu với công việc. Những lúc này, sếp rất cần nhân viên của mình bình tĩnh, cân bằng cảm xúc; và có thái độ khách quan dù bạn đang trong trạng thái căng thẳng. Nếu bạn đưa cảm xúc cá nhân của mình vào những đánh giá, độ tin cậy của bạn sẽ giảm đi đáng kể.

Sếp sẽ đánh giá cao nếu bạn có ý kiến trung thực, khách quan dù bạn không ưa đối phương đi chăng nữa. Lúc đó, mọi chuyện vừa được giải quyết êm đẹp, mà bạn cũng được sếp “nể”.

5. Dành quá nhiều thời gian cho Facebook, việc cá nhân

Tất nhiên rồi, chẳng người sếp nào hài lòng với nhân viên mải chơi. Lúc nào cũng “cắm đầu” vào máy tính, điện thoại để nhắn tin, lướt facebook, bạn sẽ làm trì hoãn công việc. Bạn sẽ chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu công việc trong ngày nếu dành nhiều thời gian cho việc riêng.

Là một người chủ, chẳng ai muốn nhắc nhở nhân viên của mình điều này đâu. Bởi bạn là người đi làm thì phải có trách nhiệm, chủ động trong công việc. Không thể như đứa trẻ để người lớn phải nhắc nhở mình. Hãy để công việc riêng, giải trí vào khoảng thời gian nghỉ giải lao vào buổi trưa.

Kết quả hình ảnh cho công việc kế toán

6. Cách giải quyết lỗi của bạn quá tệ

Dĩ nhiên ai cũng có lúc mắc sai lầm trong công việc. Nhưng vấn đề là bạn sẽ giải quyết sai lầm thế nào. Nếu bạn biết nhận lỗi và sửa chữa thì cấp trên sẽ đánh giá cao năng lực của bạn; dù ban đầu bạn có làm sai.

Ngược lại, bạn đưa ra lý do chống chế, đổ lỗi là điều sếp không thích ở kế toán. Sếp có thể không nói ra nhưng sẽ cho rằng bạn là người không hiểu chuyện; bạn không biết cách ứng xử và có thể lặp lại lỗi tương tự trong tương lai.

7. Bạn nhất trí quá nhiều

Trong một cuộc thảo luận, cuộc họp, hãy tích cực đưa ra quan điểm, đóng góp. Đưa ra một chiến lược tài chính, cách giải quyết những khách hàng khó tính, xây dựng chiến lược kinh doanh… chắc chắn sẽ khiến sếp của bạn hài lòng.

Luôn giữ thái độ im lặng, luôn nghe theo quan điểm của người khác mà không đưa ra chủ kiến là điều mà các sếp không thích ở kế toán của mình. Sự thụ động này có thể trở thành thói quen và khiến bạn khó thăng tiến trong công việc.

Nếu bạn cũng đang rơi vào một trong những điều khiến sếp không thích ở kế toán nêu trên thì hãy thay đổi nhé. Những người chủ vẫn thích nhân viên của mình chủ động, tích cực trong công việc. Họ sẽ không nhắc nhở bạn về những vấn đề mang tính chủ quan, cá nhân của bạn đâu. Nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc chung. Vì vậy hãy chú ý và thay đổi nhé!

Xem thêm:

Kế toán trưởng – Vị trí quan trọng, mẫu mực trong doanh nghiệp

Nằm vùng 5 kỹ năng để trở thành kế toán chuyên nghiệp

6 lời khuyên hữu ích cho kế toán vượt qua stress mối ngày