Vấn đề môi trường những năm gần đây nóng hơn bao giờ hết. Đây là vấn đề đang được thế giới, mọi quốc gia quan tâm; và đều có một phần trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường. Sự phát triển của kinh tế, công nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến môi trường đang bị hủy hoại. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải làm thế nào để phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Chính vì thế mà kế toán môi trường ra đời.
Kế toán môi trường là gì? Có vài trò gì trong doanh nghiệp? Và có ý nghĩa thế nào đối với vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Sự ra đời và khái niệm về kế toán môi trường
Ở Việt Nam, kế toán môi trường (KTMT) là một thuật ngữ vẫn còn rất mới lạ. Nhưng nó đã xuất hiện và phát triển từ những năm thập niên 90 của thế kỉ trước ở các nước phát triển. Trước những vấn đề môi trường đang ngày càng nóng bỏng; các nhà khoa học và người dân nhận thấy sự cấp thiết của bảo vệ môi trường. Trước áp lực từ phong trào bảo vệ môi trường,KTMT đã ra đời.
- Năm 1972, KTMT lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ.
- Năm 1990, KTMT được đưa vào nghiên cứu tại các doanh nghiệp.
- Năm 1992, Ủy ban Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ tiến hành dự án về KTMT; nhằm khuyến kích và thúc đẩy các DN nhận thức đầy đủ các yếu tố về chi phí môi trường và sự ảnh hưởng của chi phí môi trường đến quyết định kinh doanh.
Theo định nghĩa của Viện kế toán quản trị môi trường: “Kế toán môi trường là việc xác định, đo lường và phân bổ chi phí môi trường, kết hợp chi phí môi trường trong quyết định kinh tế, công bố thông tin cho các bên liên quan.”
Theo tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán môi trường của Nhật Bản: “Kế toán môi trường có mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động bình thường, xác định lợi ích từ các hoạt động, cung cấp cách thức định lượng và hỗ trợ phương thức công bố thông tin.”
2. Hạch toán quản lý môi trường là gì?
Theo Cơ quan Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc; thống nhất giữa các nhóm chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau:
“Hạch toán quản lý môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ. Thông tin vật chất (phi tiền tệ) về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường.”
3. Lợi ích của sự ra đời kế toán môi trường
Dĩ nhiên, xuất phát từ tinh thần bảo vệ môi trường của thế giới, KTMT đã xuất hiện. Nhưng KTMT trong doanh nghiệp có nhiệm vụ gì, có ý nghĩa thế nào với môi trường?
– Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cả thế giới đang rất quan tâm đến môi trường. Nếu DN đi ngược lại với xu hướng của thế giới, dĩ nhiên sẽ bị bài trừ, loại bỏ. Chính vì vậy, kế toán đưa ra được chính sách kinh doanh đi đôi với BVMT sẽ gây được thiện cảm, hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.
– Tạo ra lợi thế mang tính chiến lược. Doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường dễ dàng có được lợi thế hơn doanh nghiệp không có ý thức. Đó là bạn sẽ được người tiêu dùng đón nhận hơn nhờ những sản phẩm thân thiện, BVMT. Hiện nay các biện pháp BVMT đang được đề cao.
– Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Các khoản phạt do làm ô nhiễm môi trường không được xem là khoản chi phí hợp lý. DN khi đầu tư phát triển theo hướng BVMT sẽ đem lại hiệu quả bền vững và lâu dài hơn. Hiện nay, ở các nước phát triển; họ đầu tư cho nghiên cứu hệ thống sản xuất đi đôi với BVMT. Và thành quả họ thu được lớn hơn rất nhiều chi phí họ bỏ ra.
– Củng cố, làm hài lòng các mối quan hệ liên quan. Các cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường, đến người dân cũng đang rất quan tâm đến môi trường. DN sẽ nhận được sự quan tâm, ưu ái hơn từ những tổ chức này nếu có ý thức kinh doanh và BVMT.
4. Nhiệm vụ của kế toán môi trường
– Tìm ra các phương án kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh; phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
– Cung cấp các thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình…).
– Kế toán môi trường là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư…
5. Xu hướng của doanh nghiệp trong tương lai
– Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường là hướng đi cấp thiết để phát triển và tồn tại bền vững.
– Ở Việt Nam, KTMT cũng như vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng áp dụng hệ thống KTMT làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận (VD: không có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, xả trực tiếp ra môi trường; thuốc bảo vệ thực vật không được xử lý đúng quy trình, chôn lấp trong đất,…). Vì vậy, cần những văn bản quy định trách nhiệm của doanh nghiệp với BVMT chặt chẽ, rõ ràng hơn.
– Cần xây dựng văn bản hướng dẫn DN bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chế độ kế toán vẫn chưa có các tài khoản để hạch toán khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu; hay thu nhập trong trường hợp DN có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho DN cùng ngành.
– Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất đi đôi với BVMT. Đây là hướng đi mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và xã hội.
Môi trường nay không chỉ là vấn đề thời sự, nóng bỏng của xã hội. Mà nó còn là yếu tố chi phối lợi ích của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn đến xây dựng hệ thống kế toán môi trường. Đây là hệ thống sẽ giúp DN quản lý chi phí, gia tăng lợi nhuận và hội nhập kinh tế.
Xem thêm:
Kế toán trưởng – Vị trí quan trọng, mẫu mực trong doanh nghiệp
3 lỗi cơ bản kế toán mới ra trường thường hay mắc phải
4 nguyên tắc “vàng” quản lý chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp