Khi nhắc đến CEO thì ai cũng biết đây chính là vị trí Tổng giám đốc, người đứng đầu công ty. Nhưng bạn đã biết vị trí COO là gì chưa? Hầu như bất cứ công ty nào cũng sẽ có vị trí COO, hãy cùng tìm hiểu về COO và vai trò của COO trong doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Khái niệm về vị trí COO ở trong doanh nghiệp
Nếu như CEO là Tổng giám đốc thì COO sẽ là Giám đốc điều hành. Thực ra thì COO là từ viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là Chief Operations Officer. Bạn có thể hiểu COO chính là Giám đốc điều hành công ty hay là vị trí vận hành công ty.
Bất cứ công ty, doanh nghiệp nào, dù là hoạt động ở quy mô nhỏ thì vẫn luôn phải có vị trí này. Trong một doanh nghiệp, nếu như CEO đứng đầu lãnh đạo thì đứng thứ hai sẽ là COO. Đối với vị trí này thì chắc chắn là sẽ có những yêu cầu rất cao về kiến thức chuyên môn. Có như vậy thì mới có thể đủ khả năng để vận hành được một doanh nghiệp.
Các công việc mà vị trí COO đảm nhiệm trong doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, mỗi vị trí từ nhân viên cho đến sếp, mỗi người đều có nhiệm vụ riêng. Đối với vị trí Giám đốc điều hành cũng vậy. Khi ngồi ở vị trí này thì chắc chắn là sẽ có rất nhiều những công việc chờ bạn giải quyết, Vậy thì cụ thể những công việc mà Giá đốc điều hành cần làm là gì?
COO là người lên chiến lược kinh doanh mới và bao quát công ty
Để doanh nghiệp của bạn có thể phát triển ngày một lớn mạnh hơn nữa. Đầu tiên thì bạn cần phải là một COO có “tâm” trong công việc của mình. Dù biết rằng CEO chính là người sẽ quyết định những chiến lược có được thực hiện nay không. Tuy nhiên thì mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp và phát triển hơn nếu như có sợ góp ý của COO.
Khi bạn ngồi ở vị trí COO, điều mà bạn cần phải làm đó chính là đưa ra những chiến lược mới. Những chiến lược của bạn sẽ quyết định phần lớn đến sự phát triể, thịnh vượng của doanh nghiệp. Chính vì thế nên ngay từ ban đầu, những yêu cầu về một COO mới cao đến như vậy.
Để đề xuất ra được những chiến lược kinh doanh mới, có sức hút thì bạn cần phải có tầm nhìn xa. Bởi vỉ những chiến lược càng có tầm nhìn xa thì sẽ càng có cơ hội để phát triển xa hơn.
Bên cạnh xây dựng nên những chiến lược kinh doanh cho công ty thì COO còn có vai trò khác. Đó chính là COO cần đưa ra được những quy tắc, văn hóa ứng xử ở trong doanh nghiệp. Môi trường làm việc có tốt hay không cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công việc.
Là người đi đầu thực hiện các chiến lược bên trên giao xuống
Không chỉ là người có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì COO còn là người thực hiện chiến lược kinh doanh. Thông thường khi mà CEO đưa ra cho bạn một chiến lược kinh doanh nào đó. Giám đốc điều hành sẽ là người tiếp nhận nó và thực hiện nó.
Trước khi thực hiện chiến lược do CEO giao xuống thì chắc chắn là bạn cần phải xem xét kĩ lưỡng. Nếu như chiến lược còn có chỗ bất cập thì COO hoàn toàn có thể bàn lại cùng với CEO. Sau khi đã thống nhất thì Giám đốc điều hành. Bước tiếp theo sẽ bắt đầu đưa chiến lược vào quá trình thực hiện.
Để có thể thực hiện được 1 chiến lược không phải là điều dễ dàng. Chiến lược của một doanh nghiệp có thành công hay không sẽ dựa vào sự đồng lòng của các bộ phận. Vậy nên COO cần phải tổ chức họp để bàn lại về chiến lược với các Giám đốc thuộc bộ phận khác.
Khi đảm đương vị trí COO thì bạn đã trở thành cánh tay đắc lực của CEO. Các cuộc họp giao ban đầu tuần bạn có thể thay CEO họp hoặc là ngồi bên cạnh CEO để hỗ trợ thêm.
Vị trí COO cần phải giám sát và quản lý nhân lực
Nguồn nhân lực chính là nhân tố quan trọng nhất. Nó sẽ quyết định đến việc công ty có phát triển được hay không. Chính vì thế mà Giám đốc điều hành cũng là người có trách nhiệm là giám sát và quản lý nguồn nhân lực.
Để có thể làm tốt công việc này, Giám đốc điều hành có thể kết hợp với Giám đốc nhân sự. Bởi vì Giám đốc nhân sự là người nắm rõ nhất về tìn hình của nguồn nhân lực doanh nghiệp. Trong mỗi dự án khi đưa vào thực hiện thì cần nhiều yếu tố. Đàu tiên là COO luôn phải đảm bảo là có đủ chất xám để hoàn thành dự án.
Bên cạnh đó thì khi bạn ở vị trí Giám đốc điều hành, bạn cũng cần nắm được mức chi phí chi trả cho nguồn nhân lực. Bởi vì đôi khi mức chi trả vượt quá ngân sách của công ty mà bạn không biết. Việc này bạn cũng cần phải phối hợp với phía Giám đốc nhân sự để nắm thêm thông tin.
Để đảm bảo nguồn nhân lực của công ty luôn ở trong tình trạng tốt nhất không khó. Vậy thì bạn nên thực hiện giám sát, thanh lọc. Cụ thể là bạn có thể mở các đợt kiểm tra kiến thức định kì cho nhân viên. Điều này vừa giúp cho bạn giám sát tốt nhân lực, vừa giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Giám đốc sản xuất cần làm những công việc gì, bạn đã biết chưa?