Kế toán cho giám đốc old 5 Bước giúp quản lý tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả...

5 Bước giúp quản lý tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả cao

1409

Quản lý tài chính là công việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quản lý tài chính tốt sẽ tạo được nguồn vốn năng động và sử dụng hợp lý vào các kế hoạch có hiệu quả.

doanh nghiệp quản lý tài chính

Doanh nghiệp nào cũng có bộ phận kế toán quản lý nguồn tiền nhưng chủ doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Sau đây là 5 khía cạnh quan trọng để doanh nghiệp thực hiện công việc quản lý tài chính của mình.

1. Theo dõi tiền mặt

Doanh nghiệp nào cũng cần dự trữ một khoản tiền mặt để sử dụng vào trong những trường hợp cấp bách, cần thiết. Thâm hụt tiền mặt sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đối với doanh nghiệp khi không thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính đúng hạn, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

Để quản lý tiền mặt hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến quản lý tài khoản phải thu và quản lý tài khoản phải trả. Bạn cần đảm bảo rằng các khoản tiền thu được của doanh nghiệp đáp ứng các khoản phải trả và thu về các khoản phải thu nhanh nhất có thể. Đồng thời cũng tìm cách kéo dài thời gian thanh toán hóa đơn với các nhà cung cấp.

Dĩ nhiên đừng để doanh nghiệp bị mang tiếng xấu vì không thanh toán đúng hạn các khoản hóa đơn bởi sẽ ảnh hưởng đến nguồn đầu tư, nguồn hàng từ các đơn vị khác.

2. Lập kế hoạch và dự báo

Quản lý tài chính bằng cách lập kế hoạch và dự báo là dự báo chính xác doanh thu, chi phí của công ty và kết quả lợi nhuận ròng. Đồng thời phân tích phương sai tiêu cực để thấy môi trường kinh doanh và hiệu suất của công ty trên thị trường. Bước này giúp doanh nghiệp đưa ra những phương án đúng đắn giúp doanh nghiệp tiếp tục vận động trên đường đua tới mục tiêu.

3. Báo cáo tài chính chính xác

Một báo cáo tài chính chuẩn xác, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những phương án đúng đắn và điều hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Để có được báo cáo tài chính chính xác, các nhận viên chịu trách nhiệm quản lý tài chính sẽ xem xét những yêu cầu, thông tin mà giám đốc, chủ doanh nghiệp cần trong thời gian nhanh và chính xác nhất.

Từ đó đưa ra những phân tích, thiết kế một bản báo cáo về nội dung thông tin cần đó theo định dạng hữu ích nhất cho Ban Giám đốc công ty. Báo cáo thường do kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính làm.

Đối với mỗi đơn vị kinh doanh một ngành nghề khác nhau thì phần quan trọng trong báo cáo tài chính lại thể hiện ở những con số khác nhau. Ví dụ, kinh doanh khách sạn thì cần báo cáo về số phòng được sử dụng, còn kinh doanh mặt hàng thời trang thì quan tâm đến số lượng mẫu mã quần áo được bán ra,…

Hình ảnh có liên quan

4. Phân tích cấu trúc vốn

Phân tích cấu trúc vốn để đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ không bị thiếu hụt, luôn ổn định và có thể xoay được khi có vấn đề xảy ra. Một doanh nghiệp cần vốn từ nhiều nguồn khác nhau, vốn bên ngoài từ cá nhân, vốn từ công ty khác, vốn từ doanh nghiệp nước ngoài, vốn từ chủ doanh nghiệp,…cho đến khi đạt được điểm hòa vốn. Doanh nghiệp ngày càng mở rộng thì càng cần thêm nhiều nguồn vốn.

Chức năng quản lý tài chính xác định hình thức vốn tốt nhất cho liên doanh – nợ, vốn chủ sở hữu hoặc kết hợp – cần bao nhiêu và khi nào cần thiết. Trong khi đó, các doanh nghiệp với quy mô lớn hơn với dòng tiền ổn định có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính mà không phải bỏ ra một số cổ phần để đổi lấy vốn từ các nhà đầu tư.

5. Kiểm toán và báo cáo tài chính

Muốn quản lý tài chính tốt, doanh nghiệp phải có nền tảng báo cáo tài chính tốt. Những con số thể hiện trên báo cáo tài chính sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những phân tích và chiến lược quản lý tài chính đúng đắn.

Nếu người chủ không thể nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình thì cũng sẽ “mù mờ” trong việc đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Quản lý tài chính và các nguyên tắc kế toán luôn đi đôi với nhau để giúp các chủ doanh nghiệp so sánh và đánh giá chính xác tình hình kinh doanh.

Trên đây là 5 bước quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, bền vững. Kế toán cần hỗ trợ người chủ của mình trong công tác kiểm kê và quản lý tài chính nếu không muốn doanh nghiệp của mình rơi vào tình trạng suy sụp.

Xem thêm:

4 nguyên tắc “vàng” quản lý chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp

6 bước để phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn

Nguyên tắc 3 “KHÔNG” khi quản lý kho trong doanh nghiệp