Chatbot đang ngày càng khẳng định là một công cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp. Mời bạn cùng tìm hiểu vai trò của nó qua bài viết sau nhé.
Chatbot là gì?
Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người. Hay nói cách khác, Chatbot là một phần mềm chat tự động, tức tự động xử lý câu hỏi, tình huống của khách hàng theo những kịch bản đã được thiết lập sẵn mà không cần sự can thiệp của con người.
Hiện nay đang tồn tại hai dạng chatbot là bằng âm thanh (Siri, Google Assistant…) và bằng văn bản (đặt hàng trực tuyến,…).
Cách hoạt động của Chatbot
Chatbot không chỉ tương tác với con người trên cơ sở nội dung đã được thiết lập sẵn mà nó còn tích lũy các nội dung trong quá trình tương tác.
Với các câu hỏi đã có trong cơ sở dữ liệu: Chatbot sẽ nhận câu hỏi của khách hàng, sau đó để phân tích dữ liệu rồi lựa chọn các thuật toán để tạo ra các câu trả lời khác nhau với độ chính xác tối đa nhất.
Với các câu hỏi không có trong cơ sở dữ liệu: chatbot sẽ bỏ qua, chờ chủ (người thiết lập) trả lời thủ công. Nếu như đây là một chatbot tinh vi thì nó bỏ qua nhưng sẽ đồng thời sao chép để áp dụng cho các cuộc trò chuyện lặp lại nhiều lần về sau.
Vai trò của Chatbot
Phản hồi khách hàng nhanh chóng và 24/7
Chatbot có thể hoạt động 24/7 xuyên suốt ngày này qua tháng khác. Do đó nhờ chatbot doanh nghiệp có thể tương tác bất cứ lúc nào với khách hàng, kể cả là 12h đêm hay 2h sáng. Bạn đâu thể tìm được một người nhân viên nào làm việc xuyên đếm suốt sáng như vậy đúng không nào?
Hơn nữa thời gian chatbot trả lời là nhanh chóng (gần như là ngay lập tức). Nó có thể trả lời cùng lúc nhiều cuộc trò chuyện khác nhau, không giới hạn số lượng khách hàng trong các cuộc nói chuyện. Điều này sẽ giúp nâng cao tỷ lệ chốt đơn, từ đó tăng doanh số dễ dàng hơn.
Tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
Khi có khách hàng truy cập mới, chatbot có thể tự động gửi lời chào, gửi tin nhắn cảm ơn khách hàng, hay thậm chí là chúc mừng sinh nhật, xin feedback… Điều này giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn làm cho khách hàng hài lòng hơn, tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Ngoài ra, Chatbot ghi nhớ mọi thông tin cá nhân của khách hàng như: tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, sở thích,… Như vậy, ngay từ khi nhận diện được câu hỏi của khách hàng, nó có thể nhanh chóng đưa ra các tư vấn mua sắm phù hợp cho từng cá nhân.
Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp
Chatbot có thể làm các công việc như báo giá, chốt đơn hàng, chào hỏi khách hàng,… Thay vì phải thuê nhiều nhân viên để làm các nhiệm vụ này thì chỉ cần một chatbot. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên.
Doanh nghiệp nào nên sử dụng chatbot?
Hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đều có thể sử dụng chatbot như một trợ lý bán hàng và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên những lĩnh vực sau đây sử dụng nhiều hơn cả:
Lĩnh vực thời trang: quần áo, giày dép,…
Lĩnh vực ẩm thực: quán café, nhà hàng pizza,…
Lĩnh vực làm đẹp: kinh doanh mỹ phẩm, thẩm mỹ viện,…
Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: trung tâm tiếng Anh, trung tâm phát triển kỹ năng, trung tâm ngoại ngữ…
Lĩnh vực vận chuyển, đặt vé…
Lưu ý khi sử dụng chatbot
Chatbot không thể thiếu sự quản lý của con người. Nó có thể làm được rất nhiều việc thay con người nhưng không thể thiếu sự giám sát của con người. Muốn tạo ra được một chatbot tinh vi tốn nhiều thời gian và sức lực. Bởi sự tinh vi của nó được tích lũy qua nhiều lần tương tác thực với khách hàng, và cần được kiểm soát bởi con người để nó trả lời đúng như những gì mình thiết lập.
Như vậy chatbot là một trợ lý hữu ích cho các doanh nghiệp trong quá trình bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn và chính xác hơn về công cụ này. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Top 3 phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất
Tại sao phải dùng phần mềm kế toán?