Kinh nghiệm Những công việc làm chậm nào sẽ bị phạt?

Những công việc làm chậm nào sẽ bị phạt?

477
công việc làm chậm

Ngành kế toán chắc chắn là sẽ có nhiều công việc khác nhau. Mỗi người sẽ đảm nhận riêng một đầu công việc của mình. Tuy nhiên, không thể tránh được việc bị hoàn thành chậm. Có một số những công việc kế toán làm chậm có thể bị phạt. Vậy nên bạn cần nắm rõ những điều này để tránh trường hợp bị phạt không đáng có.

Không nộp báo cáo tình hình lao động của doanh nghiệp

Theo như luật lao động, Khoản 2 Điều 16, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, hàng tháng các doanh nghiệp phải báo cáo tình hình lao động. Sau khi lập xong báo cáo của tình hình biến động của doanh nghiệp thì sẽ nộp cho Bộ Lao động.

Cụ thể thì bạn cần phải nộp báo cáo vào ngày mùng 3 hàng tháng, tính theo lịch dương. Nếu như bạn nộp chậm hoặc là bạn không nộp thì chắc chắn là phải chịu hình phạt theo luật.

công việc kế toán

Theo như Điều 25 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã quy định. Nếu như doanh nghiệp không nộp báo cáo biến động hoặc nộp chậm thì sẽ bị phạt từ 500.000 – 1.000.000. Đây là mức phạt áp dụng chung cho các doanh nghiệp mắc phải lỗi này. Vì thế, khi đảm đương vai trò là kế toán viên, bạn cần phải hiểu rõ trách nhiệm.

Để không bị quên việc phải nộp báo cáo, bạn nên lập báo cáo biến động vào cuối tháng. Đến khi sang đầu tháng sau thì bạn đã có thể có sẵn báo cáo biến động doanh nghiệp để nộp. Điều này vừa giúp bạn làm tốt công việc mà lại không bị phạt.

Nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần phải sử dụng hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn thuế. Vậy nên các doanh nghiệp cần có trách nhiệm nộp hóa đơn hàng tháng. Theo như Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp cần phải nộp hóa đơn hàng tháng. Thời gian nộp hóa đơn sử dụng sẽ rơi vào ngày cuối tháng. Nếu như doanh nghiệp nộp chậm thì chậm nhất là 20 ngày vào tháng tiếp theo.

Nếu như trong trường hợp bạn quên nộp hoặc là có lí do nộp chậm. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị cảnh cáo từ ngày 1 đến ngày thứ 10 của hạn nộp. Trong khoảng thời gian sau hạn ngày thứ 10 mà kế toán viê không nộp báo cáo thì sẽ bị phạt.

Mức phạt tiền đối với doanh nghiệp nộp chậm báo cáo Khoản 2 Điều 13 TT 10/2014/TT-BTC và Khoản 7 Điều 1 TT 176/2016/TT-BTC. Nếu như doanh nghiệp nộp muộn trong 10 ngày thì sẽ phạt từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng. Nếu như doanh nghiệp nào nộp muộn trong khoảng từ 20 ngày trở lên thì sẽ bị phạt tiền 4.000.000 đồng.

Mức phạt công việc kế toán làm chậm này khá là lớn đối với doanh nghiệp. Vậy nên kế toán viên cần hết sức lưu ý về vấn đề nộp báo cáo. Các kế toán viên nên thực hiện thống kế lại các hóa đơn và làm báo cáo khi gần đến cuối tháng. Điều này vừa giúp bạn thúc đẩy nhanh công việc, bên cạnh đó lại không cần chịu mức phạt này.

Nộp chậm các giấy tờ khai thuế

công việc kế toán

Giấy tờ khai thuế là những giấy tờ vô cùng quan trọng. Hơn nữa những giấy tờ này lại liên quan đến Cục thuế thì bạn lại càng cần phải lưu ý hơn. Trong quá trình làm việc, hàng tháng bạn cần phải nộp các hóa đơn khai thuế. Thông thường thì thời gian nộp khai thuế sẽ rơi vào cuối tháng. Tất cả những công ty nào có trừ thu nhập cá nhân của nhân viên thì đều cần phải nộp những loại giấy tờ này.

Theo Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp cần phải nộp tờ khai thuế vào cuối tháng. Chậm nhất là bạn cần phải nộp sau 20 ngày sang tháng sau. Nếu như những doanh nghiệp nào không có chính sách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì sẽ không phải nộp loại thuế này.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động và có tổng doanh thu, cung cấp dịch của của doanh nghiệp trên 50 tỷ. Những doanh nghiệp này cũng sẽ phải nộp giấy tờ kê khai thuế cho Cục thuế.

Đối với những doanh nghiệp nộp chậm những loại giấy tờ kê khai thuế, hạn từ 1 đến 5 ngày đầu thì sẽ bị cảnh cáo. Nếu doanh nghiệp nào nộp giấy tờ kê khai thuế chậm từ 1 đến 10 ngày thì sẽ thực hiện phạt tiền. Mức phạt tiền từ 400.000 đến 700.000 đồng hoặc hơn, nhưng không quá 1.000.000.

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp nộp chậm từ 10 cho đến 20 ngày theo như quy định thì mức phạt sẽ cao hơn. Dao động trong khoảng từ 8.000.000 cho đến 1.400.000 đồng. Mức phạt này có thể được xem xét giảm nhẹ. Tuy nhiên thì sẽ không lên đến mức 2.000.000 đồng.

Nộp chậm BHYT, BHNT, BHXH

Các loại bảo hiểm cũng là những vấn đề cần quan tâm của công việc kế toán. Cứ đến ngày cuối tháng hàng tháng, kế toán viên cần phải nộp tiền quỹ các loại bảo hiểm. Nếu như trong trường hợp nộp chậm thì chắc chắn là phải chịu phạt từ doanh nghiệp.

Theo như Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 176/2013/NĐ-CP, bạn phải chịu mức phạt khá cao. Nếu trường hợp doanh nghiệp nộp chậm BHXH, BHNT thì sẽ bị phạt từ 12% đến 15% số tiền bảo hiểm của công ty. Còn đối với trường hợp nộp chậm BHTY thì phạt từ 300.000 đến 35.000.000 đồng, tùy theo doanh nghiệp vi phạm nặng hay nhẹ.

Xem thêm:

Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp sản xuất

Quy trình bán hàng và thu tiền, bạn đã nắm rõ chưa?

Kế toán thuế cần nắm rõ những loại thế nào khi làm việc?

Chi phí lợi nhuận công ty, bạn đã biết cách tính chưa?