Trong doanh nghiệp, các nhà quản trị các cấp có vai trò điều hành, quản lý tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc quản lý được hiệu quả thì cần phải có thông tin để ra quyết định đúng đắn. Kế toán quản trị là nguồn cung cấp chủ yếu thông tin, chính vì thế, vai trò của kế toán quản trị là vô cùng quan trọng.
1. Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu phải đạt và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Các kế hoạch phải lập trong giai đoạn này bao gồm: kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn.
Trong lập kế hoạch, dự toán là một kế hoạch giúp liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong giai đoạn này, vai trò của kế toán quản trị là thu thập thông tin thực hiện trong quá khứ và những thông tin liên quan đến tương lai để phục vụ cho việc lập kế hoạch và dự toán.
2. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện
Trong khâu tổ chức thực hiện, để có thể thực hiện vai trò quản lý của mình, các nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt giữa các yếu tố, tổ chức con người và các nguồn lực sao cho kế hoạch được thực hiện một cách tối ưu và ở mức cao nhất, hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ của kế toán quản trị là thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thực hiện để phục vụ cho việc ra quyết định.
Các quyết định có thể là các quyết định ngắn hạn: quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục duy trì kinh doanh một bộ phận nào đó, quyết định tự sản xuất hay mua, nên bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục chế biến… hoặc các quyết định tài sản dài hạn khác.
Ngoài ra, kế toán quản trị còn phải thu thập thông tin phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá sau này.
4. Trong khâu ra quyết định
Có thể nói, các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định là dựa vào các thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị trong doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá.
Khi đó người kế toán có vai trò cung cấp thông tin, soạn thực hiện các báo cáo phân tích số liệu, thông tin thích hợp giữa các phương án đưa ra để lựa chọn, tư vấn cho nhà quản lý lựa chọn phương án, quyết định phù hợp và tối ưu nhất.
Người làm kế toán không chỉ cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau để từ đó nhà quản lý đưa ra lựa chọn, quyết định một cách dễ dàng hơn.
5. Mối quan hệ giữa chức năng nhà quản lý đối với quá trình quản trị
Từ những phân tích phía trên, có thể thấy, các khâu, các giai đoạn của quá trình quản lý và quá trình kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi xác định các mục tiêu chung chúng sẽ được thực hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế một cách cụ thể. Các chỉ tiêu này sẽ là căn cứ để lập kế hoạch chính thức. Trên cơ sở đó, kế toán soạn thảo và triển khai bản dự toán chung và các dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện, theo dõi và kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Sau đó, kế toán thu thập kết quả thực hiện và khắc phục những điểm yếu kém trong khâu thực hiện.
Chu kỳ quản lý và quá trình kế toán quản trị vận động liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, kế toán quản trị và phân tích kinh doanh có mối quan hệ khá gần gũi và mật thiết với nhau. Điều đó thể hiện rõ nhất ở giai đoạn phân tích và đề xuất lựa chọn các phương án tối ưu nhất để ra quyết định kinh doanh.
Hi vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Xem thêm các bài viết tại
Quản lý chi phí trong đầu tư công trình xây dựng