Nghiệp Vụ old Tìm hiểu 2 phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu...

Tìm hiểu 2 phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ

1161

Khi tính thuế GTGT kế toán phải sử dụng một trong hai phương pháp tính thuế GTGT sau: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Tuy vậy, không hẳn kế toán nào cũng hiểu đúng về bản chất của hai phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhìn lại một lần nữa về bản chất của phương pháp tính thuế GTGT.

1. Phương pháp tính thuế GTGT

Thuế GTGT là loại thuế gián thu mà người nộp không phải là người tiêu dùng. Hay nói cách khác là người tiêu dùng là người chịu thuế, còn người nộp là người cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ chịu thuế giá trị gia tăng.

Khi tính thuế GTGT, bạn có thể sử dụng phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp.

phương pháp tính thuế GTGT

2. Phân biệt phương pháp trực tiếp và khấu trừ khi tính thuế GTGT

Phương pháp tính thuế theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Đối tượng áp dụng – Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý.

(Quy định Điều 13 Thông tư 06/2012/TT-BTC của Bộ tài chính)

Phương pháp khấu trừ áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 06/2012/TT-BTC
Hóa đơn sử dụng  

Hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT

Hóa đơn bán hàng mẫu 02GTGT

Tính thuế GTGT

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó

 

Thuế GTGT(VAT) phải nộp =  Thuế VAT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 

Thuế suất  Không chịu thuế
Chịu thuế 0%
Chịu thuế 5%
Chịu thuế 10%
– Về việc phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%
– Hoạt động kinh doanh khác 2%
(Chi tiết ngành nghề áp dụng tỉ lệ % ở trên các bạn vào phụ lục thông tư 119)
Khai thuế GTGT Mẫu 01/GTKT Mẫu 04/GTGT
Hạch toán thuế Thuế đầu vào được hạch toán vào Nợ 133
Thuế đầu ra được hạch toán vào Có 33311
Vat phải nộp = Có 33311- Nợ 1331
Bút toán đối trừ thuế
Nợ TK 3331
Có TK 1331
Thuế đầu vào được hạch toán vào chi phí hoặc nguyên giá tài sản (không có tK 133)
Thuế đầu ra được hạch toán giảm doanh thu:
Nợ 511
Có 33311
Vat phải nộp = Có 33311

Ví dụ: Công ty thiết bị gia đình Thanh Hoa mua 10 bộ bàn ghế giá chưa thuế là 8.000.000đ/ bộ, VAT 10% đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.

Công ty thiết bị gia đình Thanh Hoa bán 10 bộ bàn ghế trên cho Công ty phân phối nội thất Nhật Linh đơn giá chưa thuế là 9.000.000đ/bộ, thuế VAT là 10% chưa thu tiền.

phương pháp trực tiếp

– Phương pháp trực tiếp:

+ Đầu vào: Thuế GTGT được cộng vào giá gốc của hàng hóa

Nợ TK 156: 88.000.000

Có TK 112: 88.000.000

+ Đầu ra:

  • Bút toán 1: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: 88.000.000

Có TK 156: 88.000.000

  • Bút toán 2: Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131: 99.000.000

Có TK 511: 99.000.000

Tính thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X tỷ lệ %

= 99.000.000 x 1% = 990.000

Công ty kinh doanh máy tính nên tỷ lệ tính thuế là 1%

+ Hạch toán:

Nợ TK 511: 990.000

Có TK 3331: 990.000

+ Tính thuế TNDN:

  • Kết chuyển Doanh thu sang 911

Nợ TK 511: = 99.000.000 – 990.000 = 98.010.000

Có TK 911: 98.010.000

  • Kết chuyển giá vốn

Nợ TK 911: 88.000.000

Có TK 632: 88.000.000

Lợi nhuận trước thuế = 98.010.000 – 88.000.000 = 10.010.000

Thuế TNDN phải nộp = 10.010.000 x 20% = 2.002.000

phương pháp khấu trừ

– Phương pháp khấu trừ:

+ Đầu vào:

Nợ TK 156: 80.000.000

Nợ TK 1331: 8.000.000

Có TK 1111: 88.000.000

+ Đầu ra:

  • Bút toán 1: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: 80.000.000

Có TK 156: 80.000.000

  • Bút toán 2: Hạch toán doanh thu

Nợ TK 131: 99.000.000

Có TK 511: 90.000.00

Có TK 3331: 9.000.000

Tính thuế GTGT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào

= 9.000.000 – 8.000.000 = 1.000.000

Hạch toán đối trừ thuế

Nợ TK 3331: 8.000.000

Có TK 1331: 8.000.000

+ Tính thuế TNDN:

  • Kết chuyển Doanh thu sang 911

Nợ TK 511: = 90.000.000

Có TK 911: 90.000.000

  • Kết chuyển giá vốn

Nợ TK 911: 80.000.000

Có TK 632: 80.000.000

Lợi nhuận trước thuế = 90.000.000 – 80.000.000 = 10.000.000

Thuế TNDN phải nộp = 10.000.000 x 20% = 2.000.000

Thông tin và ví dụ cụ thể trên có giúp bạn hình dung được rõ hơn về bản chất hai phương pháp tính GTGT: phương kháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp? Hy vọng bài viết giúp ích cho công việc của bạn.

Xem thêm:

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

Nguyên tắc kế toán cơ bản trong định khoản kế toán

Hàng hóa tài sản bị hư hỏng, xử lý thuế GTGT thế nào?