Kinh nghiệm 17 Trường hợp sai sót hóa đơn nhưng không bị xử phạt

17 Trường hợp sai sót hóa đơn nhưng không bị xử phạt

892

Khi lập hóa đơn, người lập cần cẩn thận, tỉ mỉ, tránh sai sốt, thiếu thông tin… tránh hóa đơn không hợp pháp, hợp lệ sẽ không có giá trị. Không những không đủ tính pháp lý để hoàn tất các thủ tục mà người lập hóa đơn sai còn có thể bị xử phạt tiền theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng có những trường hợp sai sót hóa đơn không bị xử phạt. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về trường hợp đó.

1. Trường hợp 1

Điểm a Khoản 3 Điều 7 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành được khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn” sẽ không bị xử phạt về vi phạm hóa đơn.

2. Trường hợp 2

Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập được khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn” sẽ không bị xử phạt.

3. Trường hợp 3

sai hóa đơn

Điểm a Khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định trường hợp sai sót hóa đơn sau không bị xử phạt:

“Đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định”.

4. Trường hợp 4

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định trường hợp sai sót hóa đơn sau sẽ bị phạt cảnh cáo:

“Bên đặt in và bên nhận đặt in hoá đơn đã ký phụ lục hợp đồng bổ sung các nội dung còn thiếu, tổ chức nhận in hoá đơn tự in hoá đơn đặt in ký quyết định bổ sung các nội dung còn thiếu trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra”.

5. Trường hợp 5

Tiết b.1 Khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Nội dung thiếu hoặc sai trên hóa đơn đã được khắc phục và vẫn đảm bảo phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp”. => Trường hợp này phạt cảnh cáo.

6. Trường hợp 6

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Trường hợp xác định hóa đơn tự in in ra là hóa đơn giả do lỗi khách quan của phần mềm tự in thì đơn vị cung cấp phần mềm tự in hóa đơn bị xử phạt cảnh cáo” => Bị phạt cảnh cáo.

7. Trường hợp 7

Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn và có tình tiết giảm nhẹ” => Bị phạt cảnh cáo.

8. Trường hợp 8

sai hóa đơn

Điểm b Khoản 3 Điều 7 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn và có tình tiết giảm nhẹ”. => Bị phạt cảnh cáo.

9. Trường hợp 9

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Chậm báo cáo về việc nhận in hóa đơn sau 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn báo cáo”. => Bị phạt cảnh cáo.

10. Trường hợp 10

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Chậm báo cáo về việc nhận in hóa đơn từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn báo cáo và có tình tiết giảm nhẹ”. => Bị phạt cảnh cáo.

11. Trường hợp 11

Khoản 4, Khoản 6 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định:

“Mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có từ hai tình tiết giảm nhẹ”. => Bị phạt cảnh cáo.

12. Trường hợp 12

Điểm a Khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nếu các nội dung này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ”. => Bị phạt cảnh cáo.

sai hóa đơn

13. Trường hợp 13

Tiết a.1 Điểm a Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ”. => Bị phạt cảnh cáo.

14. Trường hợp 14

Tiết e.1 Điểm e Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Nếu việc lập sai loại hóa đơn theo quy định và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế”. => Bị phạt cảnh cáo.

15. Trường hợp 15

Khoản 7 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định:

“Nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hoá đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định”. => Bị phạt cảnh cáo.

16. Trường hợp 16

Tiết b.1 Điểm b Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn”. => Bị phạt cảnh cáo.

17. Trường hợp 17

Tiết c.1 Điểm c Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế nhưng tổ chức, cá nhân đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày ghi trên hóa đơn”. => Bị phạt cảnh cáo.

Đây là 17 trường hợp sai sót hóa đơn không bị xử phạt. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý những trường hợp sai bị xử phạt để tránh mắc sai lầm khi lập hóa đơn. Tốt nhất nên hạn chế không để mắc cả những lỗi sai sót hóa đơn không bị phạt nêu trên.

Xem thêm:

3 cách xử lý nhanh ghi sai Hóa đơn GTGT

Các mức xử phạt vi phạm quy định về kế toán mới nhất năm 2020

Vi phạm báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như thế nào?