Trong một doanh nghiệp, chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào phải dựa vào đặc điểm, tính chất, số lượng hàng hóa… Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn kế toán cách hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán công cụ dụng cụ
- Hướng dẫn định khoản khi mua hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Phân biệt hạch toán Công cụ Dụng cụ và hạch toán Chi phí Trả trước
- Phân bổ công cụ dụng cụ được tính như thế nào là chính xác?
1. Đặc điểm
Kê khai thường xuyên là phương pháp kê khai và phản ánh tình hình hiện có tăng giảm của công cụ dụng cụ, hàng hóa nói chung một cách thường xuyên, liên tục. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp này vì có độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng hóa kịp thời, chính xác.
Với phương pháp này, tại bất kỳ một thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định lượng nhập, tồn xuất kho cho từng loại hàng.
Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ dưới 10 triệu thời gian sử dụng ngắn khi phân bổ phải lập bảng phân bổ, phải được Giám Đốc xác nhận. Khi hạch toán sử dụng 2 tài khoản chính:
- TK 142 : Chi phí trả trước ngắn hạn
- TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn
2. Phương pháp kê khai thường xuyên
Căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng của từng loại công cụ dụng cụ và khoản phục chi phí để áp dụng phương pháp cho đúng, phân bổ 30% đến 50% hoặc phân bổ dần dần.
Công thức:
Mức độ phân bổ giá trị CCDC trong 1 kỳ hoặc 1 lần sử dụng = Giá trị CCDC xuất dùng / Số kỳ hoặc số lần sử dụng
– Hạch toán:
+ Phân bổ 1 lần : ( Giá trị rất nhỏ )
Nợ TK 154, 642
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
+ Phân bổ 30%, 40%, 50%
- Là CCDC : Nợ TK 142
Lập bảng phân bổ
Có TK 153
Sau đó định khoản: Nợ TK 154, 642
Có TK 142 ( thường sd dưới 1 năm)
– Khoản mục chi phí (sửa chữa, văn phòng phẩm, thuê nhà…)
+ Nợ TK 142
Lập bảng phân bổ
Nợ TK 154, 642
Nợ TK 1331
Có TK 142
Có TK 111,112,331 ( sử dụng dưới 1 năm)
+ Phân bổ dần:
- Là CCDC : Nợ TK 242
Lập bảng phân bổ:
Nợ TK 154, 642
Có TK 153
Có TK 242
- Là khoản mục chi phí: Nợ TK 242
Lập bảng phân bổ : Nợ TK 154, 642
Nợ TK 1331
Có TK 242
Có TK 111, 112, 331
(Là CCDC + Khoản mục chi phí trên 1 năm sử dụng)
Ví dụ:
Khi mua CCDC : Nợ TK 153
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
Xuất cho bộ phận rồi phân bổ
Ví dụ: Thuê nhà trong 12 tháng
Nợ TK 154, 642 (12 tháng)
Có TK 335
Phân bổ: Nợ TK 335 (12 tháng)
Có TK 111, 112
Ví dụ: Thuê đắt trong 1 năm là kế toán bên trả tiền định khoản như khoản mục chi phí có dấu ( *)
Là kế toán bên nhận tiền: Nợ TK 111, 112
Có TK 3387
Có TK 3331
Tính Doanh thu: Nợ TK 3387 (từng tháng hoặc từng năm)
Có TK 511
Chú ý:
- Khi kế toán lập bảng phân bổ cần phải xác định ngày nhập công cụ dụng cụ và ngày sử dụng. Đối với khoản mục chi phí thì phát sinh tháng nào thì được tính phân bổ cho cả tháng đó.
- Kế toán cần căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp đến tiến hành phân bổ trong quá trình phân bổ. Nếu trường hợp lỗ phải xác định lại rồi mới tiến hành phân bổ.
- Trong trường hợp công cụ dụng cụ đang sử dụng mà hỏng thì tạm ngừng phân bỏ. Nếu bán thì phân bổ công cụ dụng cụ cho hết rồi hãy bán.
Ví dụ: Hàng bán bị trả lại, khi bán:
Bên bán |
Bên mua |
Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 511 Có TK 3331 Nợ TK 632 Có TK 156 Nhận lại hàng trả lại: Nợ TK 5212 Nợ TK 1331 Có TK 111, 112, 331 Nợ TK 156 Có TK 632 Cuối kỳ: Kết chuyển : Nợ TK 511 Có TK 5212
|
Nợ TK 156
Nợ TK 1331 Có TK 111, 112, 331 Trả lại hàng: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 156 Có TK 1331 (Viết hoá đơn trả lại hàng)
|
- Trường hợp bên bán và bên mua đã tiến hành kê khai thuế thì 2 bên phải điều chỉnh vào tháng sau bằng cách kê thẳng vào bảng kê của tháng hiện tại nhưng đặt dấu từ đằng trước theo đúng hoá đơn xuất trả lại.
Ví dụ: Trên tờ khai hàng 500, VAT 50 thì đặt – 500 thuế sẽ tự nhảy (50), phần ghi chú ở cột kê khai ghi hoá đơn trả lại hàng.
Trên đây là cách hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Thông tin hữu ích cho công việc của bạn chứ? Hãy để lại nhận xét phía dưới nhé!