Kinh nghiệm Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức quy định tối thiểu bị...

Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức quy định tối thiểu bị xử phạt thế nào?

1445

Doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động đúng thời hạn, đúng số lương và các loại lương khác như trong hợp đồng (nếu có). Nghị định của Chính phủ cũng có những quy định đối với doanh nghiệp khi trả lương cho người lao động và các hình thức xử phạt nếu vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin những mức xử phạt nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn quy định.

1. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Theo Khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ (sửa đổi bổ sung Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013) quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương.

Đối với những doanh nghiệp, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
  • Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
  • Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

doanh nghiệp trả lương

2. Các hành vi của người sử dụng lao động bị phạt tiền

  • Người sử dụng lao động trả lương không đúng thời hạn.
  • Doanh nghiệp trả lương cho người lao động không đúng mức lương, thấp hơn mức quy định trong thanh lương, bảng lương doanh nghiệp đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
  • Không trả đủ hoặc không trả tiền lương làm thêm giờ ban ngày, làm ban đêm, tiền thưởng lễ tết, tiền lương ngưng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Khấu trừ thuế TNCN của người lao động nhiều hơn mức quy định của pháp luật.
  • Khi người lao động tạm thời chuyển công việc sang làm việc khác với trong hợp đồng lao động, hoặc khi người lao động tạm đình chỉ công tác, trong thời gian đình chỉ công tác, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm thì doanh nghiệp trả lương không đúng quy định hoặc không trả.

Những hành vi trên đây của người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt với các mức như sau:

  • Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
  • Từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
  • Từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
  • Từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
  • Từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

3. Doanh nghiệp không trả thêm tiền lương ứng với các loại bảo hiểm bắt buộc

Người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm các khoản tiền tương ứng với với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, BHTN và tiền nghỉ phép hàng năm cho người lao động mà các đối tượng này không tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Các mức phạt như sau:

  • Từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
  • Từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
  • Từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
  • Từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
  • Từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

trả lương không đúng quy định

4. Một số mức phạt khác dành cho người sử dụng lao động có vi phạm trong trả lương

– Người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. => Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Người sử dụng lao động có một trong số những hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

  • Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật.
  • Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
  • Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
  • Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
Trên đây là những hình thức, mức phạt đối với doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức quy định tối thiểu cho người lao động. Vì lợi ích của người lao động, doanh nghiệp hãy thực hiện đúng các quy định, trả lương đúng mức, đúng thời hạn cũng là đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Xem thêm: