Kế toán thanh toán là gì? Kế toán thanh toán làm những công việc gì? Theo kinh nghiệm của nhiều người, kế toán thanh toán thực hiện việc lập các chứng từ thu, chi trong công ty khi có các nhu cầu cần thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngoài ra, kế toán thanh toán còn có mối quan hệ mật thiết với kế toán công nợ. Vì vậy những ai từng làm vị trí kế toán công nợ sẽ dễ bắt nhịp khi làm kế toán thanh toán.
Bài viết dưới đây xin chia sẻ chi tiết về công việc cụ thể của kế toán thanh toán!
1. Kế toán thanh toán là gì?
Có thể được hiểu như sau:
– KTTT thực hiện việc lập các chứng từ thu, chi.
– Là người trực tiếp theo dõi, quản lý, hạch toán kế toán các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
– Công việc có liên quan đến việc sử dụng dòng tiền để thanh toán các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ của kế toán thanh toán
Quản lý các khoản chi của doanh nghiệp
– Theo dõi và lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tháng, hàng tuần.
– Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng cho nhà cung cấp như: đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, lập phiếu chi.
– Thực hiện các nghiệp vụ chi nội bộ như trả lương, thanh toán tiền mua hàng bên ngoài.
– Theo dõi nghiệp vụ tạm ứng.
– Liên hệ với nhà cung cấp để điều chỉnh kịp thời trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo.
Quản lý các khoản thu vào của doanh nghiệp
– Làm nhiệm vụ thu tiền như: thu tiền của cổ đông, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày.
– Theo dõi các khoản tiền được gửi vào ngân hàng.
– Theo dõi và thu hồi công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc thu hồi công nợ.
– Theo dõi việc thanh toán qua thẻ của khách hàng.
– Quản lý các chứng từ liên quan đến thu – chi.
Kiểm soát hoạt động thu ngân
– Trực tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan nhận từ bộ phận thu ngân.
– Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, hóa đơn.
Theo dõi và quản lý tiền mặt
– Kết hợp với thủ quỹ thu – chi theo đúng quy định.
– Phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra đảm bảo phù hợp theo qui định của Nhà nước.
– Cùng với thủ quỹ đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ cuối ngày.
– Lập báo cáo, in sổ sách tồn quỹ báo cáo cho ban giám đốc.
Các nhiệm vụ khác
– Nhận chỉ đạo từ quản lý cấp trên.
– Trung thực, chính xác và kịp thời trong việc cập nhật, theo dõi hóa đơn, chứng từ. Lưu trữ các chứng từ liên quan đến công việc theo quy định. Cung cấp các báo cáo liên quan theo yêu cầu của cấp quản lý.
– Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của bản mô tả công việc. Trong quá trình thực hiện công việc nếu vấn đề nào chưa rõ hoặc có quy trình quản lý tốt hơn phải thảo luận ngay với cấp quản lý.
– Chịu trách nhiệm nhập liệu vào phần mềm, khóa sổ, và lập báo cáo liên quan phần việc phụ trách chính. Khi phát hiện lỗi và cần phải sửa, xóa thì phải có sự đồng ý của cấp quản lý trực tiếp.
3. Kỹ năng cần có của kế toán thanh toán
Công việc của KTTT không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi những kỹ năng cần thiết như:
– Nắm vững các nghiệp vụ kế toán cơ bản và chuyên môn.
– Am hiểu và sử dụng thông thạo thì càng tốt các phần mềm kế toán chuyên dụng.
– Kế toán cần có kỹ năng giao tiếp tốt khi giao dịch với khách hàng, khi báo cáo, thuyết trình trước cấp trên.
– Nếu bạn đã từng làm kế toán công nợ thì khi ứng tuyển vị trí KTTT cũng dễ dàng và tiếp thu công việc nhanh hơn.
4. Phẩm chất cần có của kế toán thanh toán
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn còn cần những phẩm chất như:
– Nhanh nhạy, linh hoạt trong công việc.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thật thà, nhanh nhẹn.
– Cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
– Nhiệt tình, tự tin, có khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, hòa đồng trong công việc.
– Có sức khỏe, tinh thần cầu tiến, chịu được áp lực công việc cao.
– Sẵn sàng nhận nhiệm vụ kể cả khi ngoài giờ làm.
Trên đây là những chia sẻ khá chi tiết về công việc của kế toán thanh toán. Nếu bạn có ý định ứng tuyển vị trí này hay đang làm kế toán công nợ và muốn chuyển hướng công việc thì có thể tham khảo để biết thêm. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Tổng hợp kiến thức về công việc kế toán nội bộ
Tất tần tật kinh nghiệm khi làm kế toán vận tải doanh nghiệp
Kế toán thương mại dịch vụ tại doanh nghiệp làm công việc gì?