Hiện nay, việc sử dụng tài khoản ngân hàng đã trở nên khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xử lý các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng là bút toán khá quen thuộc và vô cùng quan trọng tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các bạn kế toán còn non kinh nghiệm thì cần phải nắm được những kiến thức căn bản khi xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn những vấn đề liên quan đến xử lý các nghiệp vụ phát sinh khi kế toán tiền gửi ngân hàng nhé!
1. Chứng từ và những quy định khi hạch toán tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp
Phần lớn các giao dịch của doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng tiền gửi ngân hàng hay kho bạc hoặc các công ty tài chính.
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng thường được xử lý dựa trên các chứng từ kế toán sau:
- Giấy báo có
- Giấy báo nợ
- Bản sao kinh doanh của Ngân hàng
- Các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản…)
2. Các tài khoản sử dụng trong hạch toán tiền gửi ngân hàng
Tài khoản sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi tại Ngân hàng là Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại các ngân hàng và các công ty tài chính có giao dịch.
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2, bao gồm:
- TK 1121 – Tiền Việt Nam đồng
- TK 1122 – Ngoại tệ
- TK 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
3. Quy trình hạch toán nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng cơ bản
3.1. Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng
- Khi nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 1211 – Tiền giửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
- Khi thu hồi công nợ, các khoản đầu tư, góp vốn liên doanh, các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131, 138, 121, 222, 128, 244
- Khi thu tiền bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 511 – Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá đã bao gồm thuế GTGT)
- Thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng:
Nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515,711 – Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515,711 : Giá bao gồm cả thuế GTGT
- Khi nhận góp vốn, kinh phí được cấp bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 411 – Vốn góp của chủ sở hữu
- Khi nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác, nhận tiền vay ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338, 344, TK 341…
- Nhận được giấy báo có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp
Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 – Tiền đang chuyển
3.2. Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng tiền gửi ngân hàng
- Doanh nghiệp chi tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định
Nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 151,152, 153, 211, 213, 241 (Giá chưa bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
Nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 151,152, 153, 211, 213, 241 (Giá đã bao gồm thuế GTGT)
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng
Nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 627, 641, 642, 635, 811 (Giá chưa bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
Nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 627, 641, 642, 635, 811 (Giá đã bao gồm thuế GTGT)
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Chi đầu tư, chi góp vốn liên doanh, chi ký cược, ký quỹ ngắn hạn,dài hạn
Nợ TK 121, 228, 222, 244…
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Chi trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 341, 331,333, 336, 338, 344…
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Trả vốn góp cho các bên bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 411 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
- Thanh toán các khoản giảm trừ doanh thu trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 333 – Thuế GTGT đầu ra
Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng.
Xem thêm các bài viết tại
Một số lưu ý khi kế toán tiền gửi ngân hàng
Hạch toán tài khoản 111 – Tiền mặt theo Thông tư 200
3 mẹo kiểm tra số liệu tài khoản tiền gửi ngân hàng cho kế toán