Kinh nghiệm Hạch toán tài khoản 451 – Quỹ tích lũy trả nợ

Hạch toán tài khoản 451 – Quỹ tích lũy trả nợ

1429
lập báo cáo tài chính theo thông tư 200
Financial chart and data with calculator and pen on wooden desk

Theo quy định hiện hành, để phản ánh số hiện có và tình hình xác định kết quả chênh lệch thu chi làm tăng giảm Quỹ tích lũy trả nợ, kế toán sử dụng tài khoản 451. Đối với các bạn kế toán mới ra trường, tài khoản này còn khá mới mẻ vì nó không được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Vậy, hạch toán tài khoản 451 – Quỹ tích lũy trả nợ như thế nào, Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn chế độ kế toán áp dụng cho quỹ tích lũy trả nợ.

hạch toán tài khoản 451
Financial chart and data with calculator and pen on wooden desk

1. Quỹ tích lũy trả nợ là gì và nguyên tắc hạch toán tài khoản 451

Theo quy định tại Điều 2 Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ ban hành kèm Quyết định 01/2013/QĐ-TTg:

Quỹ tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ): Là quỹ thuộc ngân sách nhà nước, được Chính phủ thành lập và giao Bộ Tài chính quản lý nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ”.

Việc hạch toán tài khoản 451 – Quỹ tích lũy trả nợ, kế toán cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Việc ghi tăng, giảm quỹ phải tuân theo các quy định của chế độ tài chính hiện hành đối với các khoản thu, chi của Quỹ tích lũy trả nợ.
  • Các khoản thu của Quỹ tích lũy trả nợ được phản ánh qua tài khoản 541 “Thu hoạt động quỹ” và tài khoản 541 “Thu quản lý quỹ”.
  • Các khoản chi của Quỹ tích lũy trả nợ được phản ánh qua TK 641 “Chi hoạt động quỹ” và TK 642 “Chi quản lý quỹ”
  • Sau khi xác định kết quả chênh lệch thu chi, căn cứ chênh lệch, kế toán ghi tăng, giảm TK 451 – Quỹ tích lũy trả nợ.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh Tài khoản 451

Bên Nợ:

Phản ánh số quỹ giảm do xác định kết quả chênh lệch chi lớn hơn thu.

Bên Có:

Phản ánh số quỹ tăng do xác định kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi.

Tài khoản 451 – Quỹ tích lũy trả nợ có hai tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 4511 – Nguồn hoạt động Quỹ: Phản ánh nguồn Quỹ trích lập từ thu, chi hoạt động của Quỹ.
  • Tài khoản 4512 – Nguồn quản lý Quỹ: Phản ánh nguồn Quỹ trích lập từ thu, chi quản lý của Quỹ.

3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

  • Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số thu hoạt động Quỹ và thu quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 541 – Thu hoạt động Quỹ

Nợ TK 542 – Thu quản lý Quỹ

Có TK 911 – Xác định kết quả (9111, 9112).

  • Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số chi hoạt động Quỹ và chi quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641 – Chi hoạt động Quỹ

Có TK 642 – Chi quản lý Quỹ.

  • Tính và kết chuyển số thu nhỏ hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, kế toán ghi:

Nợ TK 451 – Quỹ tích lũy trả nợ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

  • Tính và kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 451 – Quỹ Tích luỹ trả nợ

4. Một số lưu ý khi hạch toán quỹ tích lũy trả nợ

Căn cứ vào Thông tư số 109/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 11 năm 2018 về việc hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau khi hạch toán kế toán:

  • Kế toán Quỹ tích lũy trả nợ phải thực hiện theo các phương pháp, nguyên tắc quy định tại Luật Kế toán.
  • Quỹ chịu sự kiểm tra về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong Quỹ tích lũy trả nợ là đồng Việt Nam.
  • Quỹ mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định.
  • Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Quỹ đều phải lập chứng từ kế toán.
  • Quỹ mở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để phản ánh toàn bộ các khoản thu, chi hoạt động và quản lý của Quỹ, không được để ngoài sổ kế toán bất cứ khoản thu, chi nào của Quỹ.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cách hạch toán tài khoản 451 – Quỹ tích lũy trả nợ.

Xem thêm bài viết tại:

Cách hạch toán dự phòng nợ khó đòi mới nhất

5 sai sót cần tránh khi làm kế toán công nợ

Kế toán ngân sách nhà nước làm những nhiệm vụ gì?