Bên cạnh nội dung của Thông tư 68 thì điều quan tâm nhất với nhiều kế toán hiện nay là thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Để nắm rõ điều này kế toán hãy xem các mốc thời gian về sử dụng hóa đơn điện tử dưới đây.
1. Từ nay đến ngày 31/12/2019
Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 quy định: “Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn”.
Như vậy, với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ áp dụng hóa đơn điện tử mà Chính phủ đề ra trong năm 2019 thì cơ quan thuế sẽ thông báo tới các cơ sở kinh doanh về việc chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018.
Mục tiêu đẩy nhanh tiến độ áp dụng hóa đơn điện tử của Nghị quyết này phù hợp với lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử quy định tại Nghị định 119/2018. Nên từ nay đến ngày 31/12/2019, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn sẽ sớm hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử (không bắt buộc – mà ưu tiên áp dụng trước thời hạn).
2. Từ ngày 01/11/2018 đến 31/10/2020
Mỗi khoảng thời gian lại có những điều cần lưu ý với kế toán. Kế toán cần chú ý khoảng thời gian này để chuẩn bị cho doanh nghiệp mình chuyển đổi một cách tốt nhất.
* Chuẩn bị điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử
– Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC đều quy định các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có 02 năm (01/11/2018 – 31/10/2020) để thực hiện việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế) sang hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định 119/2018.
* Chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nếu có đủ điều kiện
Trong thời gian 02 năm này, trường hợp cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119 thì:
– Nếu đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử;
– Nếu chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
3. Từ ngày 01/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 mà không được sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử theo quy định cũ.
Kết luận:
– Từ ngày 01/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác cần chuẩn bị và sớm chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử thay vì đợi đến hạn cuối.
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thời gian 02 năm để chuẩn bị điều kiện và chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.
– Trường hợp có thông báo chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế thì chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo thông báo nếu có đủ điều kiện.
– Riêng với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử trong năm 2019.
Hóa đơn điện tử đang trở thành một cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình quản lý. Trên đây là 3 mốc thời gian quan trọng về hóa đơn điện tử mà kế toán cần nhớ. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp kế toán chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy một cách nhanh chóng.
Xem thêm:
Phân biệt các khái niệm hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hợp lý
Hướng dẫn quy trình lưu trữ hóa đơn điện tử an toàn nhất
Có cần đóng dấu với hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy không?