Kinh nghiệm Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu như thế nào?

Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu như thế nào?

12576
doanh thu hàng xuất khẩu

Làm kế toán trong doanh nghiệp xuất khẩu bạn cần phải nắm rõ cách ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu để có thể hạch toán chính xác. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán doanh thu hàng xuất khẩu và cách hạch toán. Theo dõi để cập nhật các vấn đề cần đề cần lưu ý.

doanh thu hàng xuất khẩu

Thời điểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu theo quan điểm Kế toán

Dưới đây là thời điểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu theo một số điều kiện giao hàng chủ yếu được quy định trong Incoterms 2010:

1. FOB (Free On Board)

Thời điểm ghi nhận doanh thu của giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board) là thời điểm hàng được giao qua lan can tàu tị cảng xuất khẩu. Trách nhiệm của người mua là phải chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.

2. CIF (Cost, Insurance & Freight)

Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua, đó là khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.

3. DDP (Delivered Duty Paid)

Trong điều kiện giao hàng này, điều kiện ghi nhận doanh thu là khi hàng đã được giao đến địa điểm theo thỏa thuận tại nước nhập khẩu. Người bán có trách nhiệm giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu và chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích, bao gồm cả thuế và chi phí hải quan.

4. CPT (Carriage Paid To) và CIP (Carriage & insurance Paid to)

Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi hàng được giao cho người chuyên chở. Tại thời điểm đó, toàn bộ rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua.

5. EXW (Ex Works)

Doanh thu được ghi nhận khi hàng được giao đến địa điểm do người mua chỉ định. Trách nhiệm của người bán là đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).

Thời điểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu theo quan điểm của Thuế

Theo quan điểm của Thuế, thời điểm ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu

1. Hạch toán thuế xuất khẩu phải nộp

  • Trường hợp doanh nghiệp tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm phát sinh:

Nợ TK 111, 112, 131… (Tổng giá trị thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (số tiền chi tiết)

  • Trường hợp doanh nghiệp không tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp, phản ánh cả doanh thu bao gồm thuế xuất khẩu:

Nợ TK 111, 112, 131.. (Tổng giá trị thanh toán)

Có TK TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Định kỳ, xác định số thuế xuất khẩu phải nộp:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu phải nộp

  • Ghi nhận giá vốn lô hàng xuất khẩu:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156,…

  • Nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp

Có TK 111, 112,…

  • Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có)

Nợ TK 3333, 111, 112,…

Có TK 711 – Thu nhập khác

2. Cách hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu

  • Trường hợp xuất hàng trước thanh toán sau:

– Nếu khách hàng trả tiền cùng ngày hoàn thành thủ tục hải quan

Nợ TK 111, 112 (Tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

– Nếu khách hàng trả tiền sau ngày thanh toán thủ tục hải quan

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

– Khi nhận được tiền

Nợ TK 111, 112 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá)

  • Trường hợp nhận trước toàn bộ tiền hàng:

– Khi nhận trước tiền hàng của khách hàng

Nợ TK 111, 112 (tỷ giá thực tế tại thời điểm nhận trước tiền hàng)

Có TK 131- Phải thu khách hàng

– Khi xuất hàng:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 511 – Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Trường hợp nhận trước một phần tiền hàng:

– Khi nhận ứng trước:

Nợ TK 111, 112 (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm nhận trước tiền hàng)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

– Khi xuất hàng hóa cho khách, ghi nhận doanh thu

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (ứng trước: theo tỷ giá ghi sổ)

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (còn nợ: tỷ giá thực tế tại ngày giao hàng)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tổng số tiền thanh toán)

– Khi trả nốt số tiền còn nợ

Nợ TK 111, 112 (tỷ giá thực tế tại ngày nhận tiền)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá)

Hi vọng các bạn đã nắm được cách ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu và cách hạch toán hàng xuất khẩu.

Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán công ty logistics theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng, quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng, quản lý doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, tình hình thực hiện của từng hợp đồng, theo dõi các khoản chi hộ, quản lý công nợ khách hàng theo từng hợp đồn. Anh chị có thể đăng ký dùng thử phần mềm kế toán MISA bằng việc click link tại đây 

Xem thêm bài viết tại:

>>Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu

>> Miễn thuế xuất nhập khẩu theo Nghị định số 134 dành cho đối tượng nào?

>>Kế toán xuất nhập khẩu cần làm những gì?