Kế toán trưởng luôn là vị trí mơ ước của nhiều kế toán. Để trở thành kế toán trưởng, kế toán cần có những điều kiện tiên quyết. Dưới đây là tất cả những điều kế toán cần biết về vị trí kế toán trưởng và những chứng chỉ cần có. Mong rằng những kiến thức này sẽ hỗ trợ cho anh chị kế toán chinh phục vị trí kế toán trưởng.
I. Điều kiện để trở thành kế toán trưởng
Căn cứ Khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán, quy định người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
– Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
Căn cứ Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán “Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiềm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước; người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập; người có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật Kế toán; người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận”.
Nếu tốt nghiệp 1 trong 3 chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán thì đủ điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán và được tiếp tục làm kế toán và tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng.
II. Thời hạn chứng chỉ kế toán trưởng
Về thời hạn chứng chỉ kế toán trưởng được quy định tại Khoản 4, 5, Điều 9 của Thông tư số 199/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
“4. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.
5. Những người có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ 2 trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm”.
|||. Doanh nghiệp nào không cần kế toán trưởng?
Khoản 1, Điều 20 Nghị định 174/2016/ND-CP quy định: Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định 174/2016/ND-CP quy định: Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
Khoản 1, Điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP uy định: Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn không thuộc loại siêu nhỏ thì phải bố trí kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là một vị trí mà nhiều kế toán ở trong trường hay đi làm đều mong muốn nắm giữ. Để đạt được những tiêu chí trở thành kế toán trưởng bản thân kế toán cần có thái độ kiên quyết, chăm chỉ và tuân thủ những yêu cầu từ công việc cũng như theo quy định của nhà nước.
Xem thêm:
Kế toán trưởng – Vị trí quan trọng, mẫu mực trong doanh nghiệp
6 cuốn cẩm nang kế toán “gối đầu giường” cho người mới bắt đầu
Nằm vùng 5 kỹ năng để trở thành kế toán chuyên nghiệp