Hiện nay, nhiều kế toán vẫn còn chưa biết cách khấu trừ 20% thuế thu nhập cá nhân, dẫn đến quyền lời của nhiều người lao động chưa được đảm bảo. Dưới đây là hướng dẫn cho kế toán cách khấu trừ 20% thuế thu nhập cá nhân.
Khấu trừ thuế được hiểu là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập tính trừ số thuế phải nộp trước khi trả cho người lao động.
1. Đối tượng khấu trừ 20% thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập.
Như vậy, đối tượng bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 20% là cá nhân không cư trú.
2. Cách tính số thuế bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
2.1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế, gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp.
– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như:
+ Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới;
+ Tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật;
+ Tiền tham gia các dự án, đề án;
+ Tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút;
+ Tiền tham gia các hoạt động giảng dạy;
+ Tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao;
+ Tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán.
2.2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
2.3. Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
– Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
– Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Lưu ý:
– Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
– Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn chi tiết về khấu trừ 20% thuế thu nhập cá nhân mà kế toán nên biết. Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập với mức 20% trên thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
>> Hướng dẫn chi tiết cách thức tính thuế thu nhập cá nhân 2019
>> Chi phí môi giới hoa hồng có được tính vào chi phí được trừ?
>> Cập nhật cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019