Kinh nghiệm Chi phí môi giới hoa hồng có được tính vào chi phí...

Chi phí môi giới hoa hồng có được tính vào chi phí được trừ?

2759
chi phí môi giới hoa hồng

Doanh nghiệp thường phải chi một khoản chi phí môi giới hoa hồng cho cá nhân giới thiệu. Đây là khoản chi phí phát sinh thực tế ở các doanh nghiệp. Vậy chi phí môi giới hoa hồng có được tính vào chi phí được trừ không? Có những quy định nào về khoản chi phí này khi xác định thu nhập chịu thuế không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chi phí môi giới có được tính vào chi phí được trừ hay không?

Để trả lời cho câu hỏi chi phí hoa hồng cho cá nhân có được tính vào chi phí được trừ hay không, chúng ta sẽ đi làm rõ quy định các chi phí được trừ và không được trừ, căn cứ Điểm 2.4, Khoản 1 và 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng những điều kiện sau

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

chi phí môi giới

Các khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế

– Đó là chi phí hoa hồng doanh nghiệp dùng để mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

+ Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.

+ Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

– Ngoài ra, căn cứ Điểm 2.21, Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì :

+ Khoản chi phí hoa hồng (đã nêu trên) không được vượt quá 15% số chi thực tế bao gồm tiền chi quảng cáo, tiếp thị và chi khuyến mãi hay hoa hòng môi giới, chi tiết số khoản chi được trừ gồm tiền chi quảng cáo và tiền chi tiếp thị, tiền cho biếu tặng, hàng hóa, dịch vụ.

+ Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.

+  Nếu là hàng hóa nhập khẩu thì giá mua của hàng hóa bán ra bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

+ Nếu là hoạt động kinh doanh đặc thù như xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng.

Cách tính khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

tính chi phí môi giới

– Điểm m, Khoản 2, Điều 9 của Luật số 32/2013/QH13 và Điểm 2.21, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/T-BTC ghi rõ về quy định mức chi hoa hồng cho môi giới như sau:

“m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ.”

– Khi Luật số 71/2014/QH13 ban hành thì đã có sự sửa đổi, bổ sung một số điều ở Luật số 32/2013/QH13. Theo Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13, bãi bỏ Điểm m, Khoản 2, Điều 9 ở Luật số 32/2013/QH13, quy định tiền hoa hồng môi giới với cá nhân sẽ không bị khống chế mức chi phí được trừ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.

2. Quy định về thuế TNCN với chi phí môi giới hoa hồng cá nhân

Điểm c, Khoản 2, Điều2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

– Các khoản tiền thù lao được ghi nhận ở các hình thức là: tiền hoa hồng của đại lý bán hàng, tiền môi giới, tham gia cá hội nghị nghiên cứu khoa học,…

Ngoài ra, Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

– Các đơn vị, tổ chức trả tiền công, thù lao cho những cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (hướng dẫn tại điểm c, d, Khoản 2, Điều 2, Thông tư trên) hoặc có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng mà có mức trả tiền thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

=> Kết luận, khi trả phí môi giới cho cá nhân mà trên 2.000.000đ/lần, thì doanh nghiệp khấu trừ 10% thuế trước khi chi trả.

Căn cứ những quy định này, khoản chi phí môi giới hoa hồng phát sinh của doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng các điều kiện:

– Chi phí môi giới hoa hồng là khoản chi thực tế phát sinh có liên quan tới hoạt động sản xuất, và kinh doanh của doanh nghiệp .
– Khoản chi phí môi giới hoa hồng phải gồm:
+ Hợp đồng môi giới
+ Biên bản xác nhận công việc hoàn thành
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền hoa hồng cho cá nhân (nếu có)
+ Chứng từ chi tiền ghi rõ số lượng, giá trị, ngày tháng, địa chỉ, số CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của hai bên.
+ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được lập theo Mẫu số 01/TNDN ( Ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới… )

hạch toán chi phí môi giới

3. Cách hạch toán chi phí môi giới hoa hồng

– Hạch toán tiền hoa hồng môi giới bán hàng:
Nợ TK 641
Có TK 111, 112

– Hướng dẫn hạch toán tiền hoa hồng môi giới cho những hoạt động sản xuất, dịch vụ khác:
Nợ TK 154, 627
Có TK 111, 112

– Tiền hoa hồng môi giới cho hoạt động khách hàng khác:
Nợ TK 642
Có TK 111, 112

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong thông tin chi phí môi giới hoa hồng có được tính vào chi phí được trừ hay không. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho công việc của bạn.

Xem thêm:

Cách xử lý chi phí không có hóa đơn với các loại hàng hóa, dịch vụ

Quy định về các khoản chi phí được tính vào chi phúc lợi cho nhân viên

Tìm hiểu quy định về chi phí vé máy bay đi công tác hợp lệ