Kinh nghiệm Cách hạch toán dự phòng nợ khó đòi mới nhất

Cách hạch toán dự phòng nợ khó đòi mới nhất

1841
hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
Hello Name Tag Sticker on White

Trong doanh nghiệp, có những khoản nợ đã đến hạn nhưng chưa thu hồi được và công việc của kế toán là phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Bạn đã nắm được bút toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư 200 và Thông tư 133 chưa? Ketoan.vn sẽ giới thiệu đến bạn cách hạch toán tài khoản này!

hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Dự phòng phải thu khó đòi là gì?

Dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng của phần gí trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó đòi có khả năng thu hồi.

2. Điều kiện, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Để có thể trích lập dự phòng phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo đó là các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

Về mức trích lập dự phòng, được chia làm 2 loại như sau:

a, Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán


          Tuổi nợ                                             Giá trị trích lập dự phòng/ tổng giá trị khoản nợ


Từ 6 tháng đến dưới 1 năm                                                                     30%


Từ 1 năm đến dưới 2 năm                                                                        50%


Từ 2 năm đến dưới 3 năm                                                                        70%


Từ 3 năm trở lên                                                                                       100%


b, Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán

Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, ty nhiên, tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án, hoặc đã chết, doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý.

3. Nguyên tắc trích lập dự phòng phải thu khó đòi

a, Khi lập BCTC:

Tại thời điểm lập BCTC, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không thu hồi được để trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.

b, Doanh nghiệp trích lập phải thu khó đòi trong trường hợp sau:

  • Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng chưa thu hồi được.
  • Căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa hai bên doanh nghiệp xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu.
  • Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng xác định được là không có khả năng thu hồi do khách hàng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn hoặc đã chết.

c, Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng phải thu khó đòi

  • Phải có chứng từ gốc, giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn chưa trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…
  • Mức trích lập dự phòng được thực hiện theo quy định hiện hành, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
  • Các điều kiện khác thực hiện theo quy định của pháp luật

4. Cách hạch toán nợ phải thu khó đòi

a, Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại thành nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng cần trích lập kỳ này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ trước, chúng ta cần trích lập bổ sung phần chênh lệch. Bút toán như sau:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

b, Nếu mức trích lập dự phòng kỳ này nhỏ hơn, kế toán hoàn nhập trích lập dự phòng phần chênh lệch:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

c, Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể thu hồi được, căn cứ vào quyết định xóa nợ, kế toán thực hiện bút toán xóa nợ

Nợ TK 111, 112, 331, 334 – Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có TK 131, 138, 128…

d, Đối với các khoản nợ đã xóa sổ, nhưng sau đó lại thu hồi được, kế toán căn cứ vào số tiền thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111, 112… (số tiền thu hồi)

Có TK 711 – Thu nhập khác

e, Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy trường hợp, kế toán ghi nhận

  • Nếu khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng, ghi:

Nợ TK 111, 112 (theo giá bán)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (tổn thất từ việc bán nợ)

Có TK 131, 138, 128, 244…

  • Nếu khoản thu quá hạn đã lập dự phòng, nhưng số trích lập không bù đắp tổn thất khi bán nợ, ghi:

Nợ TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất)

Có TK 131, 138, 128, 244…

Xem thêm các bài viết tại

>>Cách hạch toán trích dự phòng tiền lương

>>Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng mới nhất